Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Tư 22/03/2023


Chuyên đề - Chuyên mục >> Kinh tế

Gạch không nung: Chất lượng, hiệu quả? - Bài 1: Bước "quá độ" đầy cam go
Cập nhật lúc 15:50 14/08/2019

Thực hiện Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020, ngày 25/6/2013, UBND tỉnh có Quyết định số 1449/QĐ-UBND về phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 và lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bắt đầu từ năm 2016 trở đi, 100% công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình đều bắt buộc xây bằng gạch không nung (GKN). Quá trình chuyển đổi từ vật liệu truyền thống sang GKN trong thực tế phát sinh nhiều vấn đề. Đặc biệt, chất lượng GKN đang là câu hỏi chưa tìm ra lời giải thỏa đáng khi thời gian gần đây hàng loạt công trình sử dụng GKN có dấu hiệu nứt nẻ, đứt gãy…

Ông Hoàng Minh Thái, Phó Giám đốc Sở Xây dựng ví GKN là một “đứa con sinh sau đẻ muộn” trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. “Mặc dù có rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, giá thành giảm, dễ thi công… nhưng từ khi xuất hiện trên thị trường đến nay, GKN chỉ chiếm khoảng 30% tổng sản lượng vật liệu xây dựng. Nếu không có sự “nâng đỡ” từ cơ chế, chủ trương của Nhà nước, GKN sẽ khó cạnh tranh. Hiện tại, GKN đang đối mặt với tranh cãi về chất lượng khi nhiều công trình sử dụng loại vật liệu này xuất hiện dấu vết nứt nẻ, đứt gãy không quy luật”. Xem ra bước "quá độ" của GKN vẫn tiếp tục đầy những cam go.

“Bà đỡ” cho Gạch không nung

Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 8/12/2017 của Bộ Xây dựng, Quyết định số 1449/QĐ-UBND và các văn bản liên quan về chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020 được xem là “bà đỡ” của GKN. Nếu không có sự “bảo hộ” của Nhà nước, chắc chắn GKN sẽ khó lòng cạnh tranh với gạch truyền thống.

Quyết định số 1449/QĐ-UBND của UBND tỉnh về phát triển vật liệu không nung đến năm 2020 và lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, quy định tất cả các công trình sử dụng vốn Nhà nước như trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học… bắt buộc phải sử dụng GKN.

Các công trình xây dựng ở huyện Quảng Ninh sử dụng gạch không nung.
Các công trình xây dựng ở huyện Quảng Ninh sử dụng gạch không nung.

Lộ trình thực hiện như sau: Đến năm 2015, sản xuất đạt 60 đến 80 triệu viên/năm, chiếm 18 đến 25% so với vật liệu xây; đến năm 2020 đạt từ 120 đến 160 triệu viên/năm, chiếm từ 30 đến 40% so với vật liệu xây. Tại các đô thị loại III phải sử dụng 100% GKN từ năm 2014; các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% GKN; sau năm 2015, tất cả đều sử dụng GKN. Theo lộ trình này, bắt đầu từ tháng 6/2016, các đô thị như: thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, thị trấn Kiến Giang, thị trấn Hoàn Lão, thị trấn Đồng Lê đều sử dụng 100% GKN tại tất cả các công trình có vốn Nhà nước.

Qua hơn 5 năm thực hiện Quyết định số 1449/QĐ-UBND của UBND tỉnh, hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 14 cơ sở sản xuất GKN đủ tiêu chuẩn, được phép cung cấp GKN cho thị trường, công suất trên 160 triệu viên/năm. Một số cơ sở sản xuất GKN bước đầu tạo lập được thương hiệu cho mình như: Công ty Cổ phần khoáng sản Thuận Sơn, Công ty TNHH MTV sản xuất vật liệu xây dựng Quảng Bình, Công ty TNHH xây dựng Trường Thành, Công ty TNHH Phát Lợi, Công ty TNHH thương mại và đầu tư Somi, Công ty TNHH
vật liệu xây dựng Nguyễn Thị Quỳnh…

Bài toán chất lượng công trình sử dụng Gạch không nung

Quá trình sử dụng GKN cho các công trình sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh phát sinh nhiều luồng dư luận xung quanh các hiện tượng nứt nẻ, đứt gãy không theo quy luật. Những hiện tượng này xuất hiện ở thời điểm hoàn thành xong phần thô, chuyển sang tô trát tường từ 10 đến 15 ngày, các vết nứt chân chim, vết rạn, đứt gãy tập trung ở khu vực nách cửa, nơi tiếp giáp với dầm bê tông, trụ cột, góc tường…

Năm 2018, khi dư luận phản ánh về hiện tượng nứt nẻ của các công trình sử dụng GKN, Sở Xây dựng đã cho thành lập đoàn kiểm tra, lấy mẫu. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng là “Chưa có cơ sở kết luận việc sử dụng GKN gây nứt như phản ánh”.
Bước sang năm 2019, hàng loạt công trình sử dụng GKN lại có “triệu chứng” nứt nẻ, đứt gãy. Chủ các đơn vị thi công nghi ngờ chất lượng GKN là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Ở đây, có thể loại trừ yếu tố đơn vị thi công làm dối, làm ẩu, “rút ruột” công trình vì các công trình phân bố nhiều địa bàn khác nhau, không phải một đơn vị, doanh nghiệp đảm nhận.

Công trình nhà đa chức năng, Trường THCS thị trấn Quán Hàu (huyện Quảng Ninh) có tổng mức đầu tư trên 7 tỷ đồng, khởi công từ năm 2017, dự kiến hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng cho năm học mới 2019-2020. Trong quá trình nghiệm thu kỹ thuật vào tháng 5/2019 đã phát hiện nhiều vết nứt kéo dài dọc các bờ tường cả bên trong lẫn bên ngoài, nhiều nơi vết nứt chạy dài từ 1 đến 2m. Sau khi phát hiện ra sự cố này, đơn vị thi công tiến hành khắc phục, xử lý bằng cách đục các vết nứt, lấy hỗn hợp xi măng cùng phụ gia trám lại.

Tương tự, công trình Điểm trường mầm non Hạ Vàng, Trường Mầm non Sơn Trạch có tổng kinh phí xây dựng 8 tỷ đồng gồm 8 phòng học 2 tầng, khởi công năm 2018, dự kiến đưa vào sử dụng năm học mới 2019-2020. Qua kiểm tra kỹ thuật trước khi bàn giao công trình, phát hiện thấy nhiều vết nứt kéo dài dọc các bức tường cả bên trong lẫn bên ngoài. Tất cả 8 phòng học đều có vết nứt, các vết nứt không theo quy luật cụ thể, nhiều vệt dài đến 2m.

Kỹ sư xây dựng Trần Lích, phụ trách Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bố Trạch lý giải: “
GKN là vật liệu xây dựng mới, đòi hỏi quy trình xây dựng phải có tiêu chuẩn riêng, trong lúc đó đội ngũ thợ xây Quảng Bình phần lớn trưởng thành từ thực tiễn, không qua trường lớp đào tạo, không được bồi dưỡng các quy chuẩn xây GKN. Đơn cử trong sử dụng GKN có áp dụng Bộ tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9377-2:2012 do Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Bộ Xây dựng biên soạn quy định cho giai đoạn tô trát. Theo đó, quá trình tô trát ở những vị trí xung yếu như khe, nách tường hay bị co giãn, các mảng tường lớn đều phải gia cố bằng lưới thép hoặc lưới thủy tinh chống nứt nẻ, đứt gãy. Nếu chúng ta được phổ biến rộng rãi kỹ thuật xây dựng GKN theo đúng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9377-2:2012 chắc chắn sẽ hạn chế hiện tượng nứt nẻ, đứt gãy của các công trình sử dụng GKN trên địa bàn”.


CTV Ngô Thanh Long



VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát



GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Trailer Giờ Trái Đất

  • Họa mi trong mưa

Next
 
LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 22/03/2023

6h00 Giới thiệu chương trình
6h05 Quảng Bình ngày mới
6h25 Khám phá Quảng Bình: Thưởng thức sò huyết lên mâm
6h30 Sông Loan ký sự - Tập 5
6h45 Đảng trong cuộc sống hôm nay
7h00 Phim truyện: Khép lại quá khứ - Tập 16
7h45 Sắc màu văn hóa: Quà của sen
8h00 Địa chỉ văn hóa: Mái đền xưa
8h15 Hành trình nhân đạo
8h30 Phim tài liệu: Chinh phục sông Đà
9h00 Màu thời gian: Hoài cảm
9h15 Nhìn ra thế giới
9h30 Dọc miền đất nước: Bánh trái cây
9h50 Phim tài liệu: 18 thôn vườn trầu
10h20 Sắc màu văn hóa: Quà của sen
10h40 Địa chỉ văn hóa: Mái đền xưa
10h50 Nhịp sống kinh tế
11h00 Ký sự: Trở lại Volga - Tập 14
11h15 Hành trình nhân đạo
11h30 Thời sự
11h55 Phim truyện: Màu của tình yêu - Tập 30
12h40 Phim tài liệu: 18 thôn vườn trầu
13h05 Thái Bình trầm tích thời gian: Chuyện đình Lạng
13h15 An ninh Quảng Bình
13h30 Nhìn ra thế giới
13h45 Màu thời gian: Hoài cảm
14h00 Kids Dance
14h15 Sắc màu văn hóa: Quà của sen
14h35 Dọc miền đất nước: Bánh trái cây
15h00 Phim truyện: Khép lại quá khứ - Tập 16
15h45 Thi đua là yêu nước
16h00 Phim tài liệu: Chinh phục sông Đà
16h30 Đảng trong cuộc sống hôm nay
16h45 Trang truyền hình địa phương: Đồng hành cùng thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp
17h00 Thời sự
17h20 Khám phá Quảng Bình: Thưởng thức sò huyết lên mâm
17h30 Phim truyện: Màu của tình yêu - Tập 30
18h15 Phóng sự: Tổ ấm
18h30 Trang truyền hình địa phương: Bố Trạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy và học
18h40 Đảng trong cuộc sống hôm nay
19h00 Tiếp thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Phim tài liệu: Người họ Hồ trên dãy Trường Sơn hùng vĩ
20h50 Phim truyện: Bộ ba huyền thoại - Tập 18
21h35 Khám phá Quảng Bình: Thưởng thức sò huyết lên mâm
21h40 Sắc màu văn hóa: Quà của sen
22h00 Dọc miền đất nước: Bánh trái cây


TRAILER

Previous
  • Trailer đường dây nóng Đài PTTH Quảng Bình

  • Khuyến cáo phòng bệnh đậu mùa khỉ

  • Tiêm vắc xin nhắc lại mũi 3, mũi 4 để ngăn ngừa và phòng, chống Covid-19

  • Khuyến cáo phòng, chống bệnh khi thời tiết nắng nóng

  • Khuyến cáo về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

  • Lan tỏa thương hiệu QBTV

  • Phòng tránh đuối nước ở trẻ em

  • Giới thiệu chuyển đổi số

  • Trailer Giờ Trái Đất

  • Khuyến cáo về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

  • Trailer Giải Báo chí tuyên truyền về An toàn Giao thông tỉnh Quảng Bình năm 2023

Next
qc qc