Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Sáu 19/04/2024

Tin trong nước >> Văn hóa - Xã hội

Không chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong phòng chống thiên tai
Cập nhật lúc 16:13 20/01/2022

Nhấn mạnh nhiều lần mục tiêu phấn đấu “giảm thiểu thiệt hại do thiên tai đến mức thấp nhất”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, “tuyệt đối không được chủ quan, không để rơi vào tình huống bị động, bất ngờ”.

Không chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong phòng chống thiên tai - Ảnh 1.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Giảm thiệt hại do thiên tai gây ra tới mức thấp nhất.
Ảnh: VGP/Đức Tuân

Sáng 20/1, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Thiệt hại do thiên tai năm 2021 thấp nhất trong 20 năm qua

Theo báo cáo tổng hợp do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, năm 2021, thiên tai và thảm họa trên thế giới và trong khu vực tiếp tục diễn biến bất thường, khốc liệt, gây thiệt hại lớn về con người, kinh tế, đời sống xã hội. Chỉ riêng thiên tai năm 2021 đã làm hơn 16.000 người chết, thiệt hại hơn 105 tỷ USD trên toàn thế giới.

“Ở trong nước, đã xảy ra tổng số 4.061 trận thiên tai, tai nạn, sự cố (chưa tính tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt), trong đó đã xảy ra 841 trận với 18/22 loại hình thiên tai”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói. Đặc biệt là siêu bão số 9 (Rai) hoạt động trên biển Đông và liên tiếp 6 đợt mưa lớn từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 12/2021 ở khu vực miền Trung với tổng lượng phổ biến 2.000-3.500 mm gây lũ gần ở mức lịch sử trên các sông ở Bình Định, Phú Yên, ngập lụt trên diện rộng, sạt lở ở nhiều nơi.

Thiên tai làm làm 108 người chết, mất tích, 95 người bị thương, thiệt hại về kinh tế trên 5.200 tỷ đồng.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, thiên tai diễn ra ngày càng cực đoan, bất thường, không theo quy luật, đặc biệt là bão mạnh, mưa lớn cục bộ, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng, các sự cố ngày càng đa dạng về loại hình, mức độ nghiêm trọng, có nguy cơ gây thiệt hại và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội.

Cho biết thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nêu rõ, năm 2022 được dự báo nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, có thể cao hơn 1,09 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900). “Với xu thế nóng lên toàn cầu như vậy thì nguy cơ cao xuất hiện các thiên tai bất thường, nguy hiểm ở các khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam”.

Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới dự báo ở mức tương đương trung bình nhiều năm (12-14 cơn bão trên Biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khoảng từ 4-6 cơn). Có khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới/bão sớm ảnh hưởng tới Bắc Bộ. Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không nghiêm trọng như mùa khô 2019-2020. Tháng 2-3/2022, thời tiết ẩm ướt, hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù gia tăng so với thời kỳ này hằng năm ở khu vực Bắc Bộ.

Về định hướng nhiệm vụ năm 2022, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn.

Không chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong phòng chống thiên tai - Ảnh 2.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: Cần tập trung chỉ đạo đối với các “điểm đỏ”
có rủi ro thiên tai cao - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo cho rằng, các số liệu về phòng, chống thiên tai, lụt bão đòi hỏi kịp thời, nhanh chóng, chính xác, cập nhật sớm nên nếu không áp dụng khoa học công nghệ thì sẽ không đạt được yêu cầu. Hiện nay, đã có bộ cơ sở dữ liệu với trên 30.000 đầu mối nhưng so với nhu cầu thực tiễn còn xa hơn rất nhiều. Từ đó ông Trần Quang Hoài mong muốn “có Đề án chuyển đổi số trong phòng chống thiên tai, và cần có 1 hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai để tổng kết toàn diện”.

Nhất trí với ý kiến của ông Trần Quang Hoài, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Phó thường trực Ban Chỉ đạo cho rằng, tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào trước mùa mưa bão, khoảng tháng 3-4/2022. Hội nghị cũng sẽ thảo luận về “quy chế của Ban Chỉ đạo, quy chế vận hành hồ chứa, liên hồ chứa giữa thủy lợi và thủy điện, trách nhiệm các địa phương”.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông để tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực phòng chống thiên tai. “Nếu chúng ta có hệ thống tích hợp các điểm đỏ về thiên tai trong nhiều năm liên tục thì chúng ta sẽ phát hiện ra những vùng gặp rủi ro thiên tai nhiều nhất, từ đó, chúng ta tập trung chỉ đạo đối với những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, để có các giải pháp công trình và phi công trình cho các vùng đó”.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn bày tỏ mong muốn các bộ, ngành tăng cường phối hợp để khẩn trương hoàn thiện đề án nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Giảm thiệt hại do thiên tai đến mức thấp nhất

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, năm 2021 là năm triển khai nhiều công việc, là năm đầu nhiệm kỳ, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. “Năm 2021 là năm cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương dồn nhiều sức lực vào phòng chống dịch bệnh và duy trì, phục hồi sản xuất. Công tác ứng phó sự cố, thiên tai cũng vậy, cũng phải vừa kết hợp bảo đảm an toàn dịch bệnh, vừa phòng chống thiên tai”, Phó Thủ tướng nói.

Biểu dương sự nỗ lực, sự phối hợp của các bộ, cơ quan, địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn, Phó Thủ tướng nêu rõ, thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2021 là thấp nhất trong vòng 20 năm qua. “Nếu không có sự phối hợp tốt, ứng phó tốt, triển khai tốt, dự báo tốt thì dù thiên tai nhỏ nhưng cũng có thể gây thiệt hại rất lớn”.

Thường trực Ban Chỉ đạo và Ủy ban quốc gia đã rất chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương xây dựng các kịch bản chỉ đạo, ứng phó linh hoạt, phù hợp, sát với diễn biến tình hình để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đã có rất nhiều cố gắng, tiến bộ, chất lượng dự báo ngày càng được cải thiện tốt hơn. Nhiều trận bão hiện nay cơ quan dự báo đã có thể cảnh báo từ trước 5 ngày (trước đây chỉ tối đa 3 ngày) ngay từ khi bão còn ở phía Đông của Philippines và liên tục được cập nhật để thông tin chính xác hơn. Hệ thống tuyên truyền, các cơ quan báo chí đã vào cuộc tích cực, giúp người dân kịp thời nắm bắt thông tin về diễn biến thiên tai và các biện pháp phòng chống. “Nhiều khi, các địa phương dù chưa nhận được văn bản chính thức mà nghe đài báo là đã tổ chức họp ngay”.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục tập trung khắc phục trong thời gian tới. Phó Thủ tướng lưu ý 2 vấn đề là quy định, quy chế và việc điều hành hồ chứa. “Nếu quy định, quy chế không tốt thì mệnh lệnh sai, điều hành sai”. Do đó, cần rà soát lại hệ thống quy định, quy chế. Cho rằng việc xả lũ không đúng thời điểm thì sẽ ảnh hưởng đến người dân, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, “cần hết sức chú ý, rà soát lại quy trình, bảo đảm không để vì xả lũ mà gây thiệt hại tính mạng của người dân”.

Không chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong phòng chống thiên tai - Ảnh 3.
Trung tướng Nguyễn Trọng Bình phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Dự báo sớm, theo dõi chặt, hành động nhanh

Trước dự báo tình hình thời tiết sẽ diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng yêu cầu, “tuyệt đối không được chủ quan, cần tập trung cao cho công tác phòng chống thiên tai, triển khai đồng bộ các giải pháp cho năm 2022, phấn đấu giảm thiểu thiệt hại do thiên tai đến mức thấp nhất”. Trong đó, lưu ý không để xảy ra các trường hợp đáng tiếc, “ví dụ, có trận bão nhỏ mà làm chết người”.

Theo đó, đề nghị thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia và Ủy ban quốc gia, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương tổng kết, đánh giá kỹ công tác năm 2021, từ đó rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch cụ thể, các giải pháp phù hợp để triển khai hiệu quả nhiệm vụ năm 2022.

Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến thiên tai; tiếp nhận thông tin, chỉ đạo xử lý kịp thời các sự cố, vụ việc cần cứu hộ, cứu nạn không để bị động, bất ngờ.

Ưu tiên nguồn lực để tập trung đầu tư cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu hộ, cứu nạn, trong đó cần tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu. Phó Thủ tướng đặt vấn đề, “nếu chúng ta dự báo được, tiến hành xả nước trước vài ba ngày thì sau trận bão, trận mưa đó, lượng nước trong hồ vẫn đạt mức theo thiết kế, không ảnh hưởng đến sản xuất thủy điện và không ảnh hưởng đến vùng hạ du”.

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường cơ sở vật chất cho phòng chống thiên tai. “Chúng ta cần tiến hành kiểm tra trước tại các điểm xung yếu về hồ, đập, đê điều sớm hơn để gia cố sớm”.

Các bộ, ngành, địa phương xây dựng kịch bản, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố, nhất là thiên tai, sự cố lớn trên diện rộng, đặc biệt là phương án chỉ đạo điều hành, triển khai đoàn công tác hiện trường cũng như phương án sơ tán dân đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai và dịch bệnh.

Không chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong phòng chống thiên tai - Ảnh 5.T
oàn cảnh cuộc họp - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Chú trọng thông tin, hướng dẫn kỹ năng, nâng cao nhận thức cộng đồng

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là cơ quan thường trực về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn phải đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng dẫn kỹ năng ứng phó với thiên tai, sự cố cho người dân. “Phải xác định công tác tuyên truyền là hoạt động quan trọng trong công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn”.

Đồng thời, xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở. Chỉ đạo nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo lực lượng cứu hộ, cứu nạn đảm bảo nội dung, chương trình, sát với thực tế. Kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ, cháy rừng, thực hiện quy chế ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố chất thải và tìm kiếm cứu nạn của một số tỉnh, thành phố.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin và khả năng hợp tác về ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn với các đối tác song phương và đa phương. Kịp thời tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các đối tác phát triển đối với công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng đề nghị từng thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia, Ủy ban Quốc gia phát huy cao tinh thần trách nhiệm, chủ động xây dựng kế hoạch công tác, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với lĩnh vực được giao.

 

Theo Đức Tuân
chinhphu.vn

 

 



qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 19/04/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Cơm gà Lạc Sơn
6h30 Phim tài liệu: Bàu Tró - Những ẩn tích thời gian
6h45 Dọc miền đất nước: Hương xưa Văn Xá
8h00 Câu chuyện âm nhạc
8h15 Sách hay thay đổi cuộc đời
8h30 Phim tài liệu: Ánh sáng
9h15 Vì chủ quyền an ninh biên giới
9h30 Phóng sự: Tân Hóa - Làng du lịch bình yên
9h40 Sức khỏe là vàng
10h20 Sách hay thay đổi cuộc đời
10h30 Dọc miền đất nước: Hương xưa Văn Xá
10h40 Màu thời gian: Hành khúc ngày và đêm
11h00 Ký sự: Làng biển cổ giữa lòng thành phố
11h15 Quốc phòng toàn dân
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 32
12h45 Phim tài liệu: Ánh sáng
13h30 Vì chủ quyền an ninh biên giới
13h45 Câu chuyện âm nhạc
14h00 Quốc phòng toàn dân
14h15 Sách hay thay đổi cuộc đời
14h30 Công thương Quảng Bình
14h45 Dọc miền đất nước: Hương xưa Văn Xá
15h00 Ca nhạc: Giai điệu Hà Nội
16h00 Sức khỏe là vàng
16h15 Thái Bình trầm tích thời gian: Chuyện kể những ngôi đình cổ ở Hồng Minh
16h45 Thái Bình trầm tích thời gian
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Cơm gà Lạc Sơn
17h20 Nét đẹp cuộc sống: Nghề đan mây tre lá
17h30 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 32
18h15 Vì chủ quyền an ninh biên giới
18h30 Công thương Quảng Bình
18h40 Bản tin Kinh tế - Tài chính
19h00 Tiếp Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Điện và đời sống
20h30 Pháp luật và đời sống
20h45 Phim truyện: Lãng mạn trong tay em - Tập 8
21h30 Khám phá Quảng Bình: Cơm gà Lạc Sơn
21h35 Bản tin Kinh tế - Tài chính
21h50 Chương trình truyền hình: Đồng bào Rục và niềm vui của cuộc sống mới
22h05 Màu thời gian: Hành khúc ngày và đêm

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 4/19/2024 1:30:17 PM
MuaCKBán
AUD 15,781.47 15,940.8716,452.24
CAD 17,962.12 18,143.5618,725.59
CHF 27,431.25 27,708.3428,597.19
CNY 3,438.94 3,473.673,585.64
DKK - 3,552.423,688.45
EUR 26,307.40 26,573.1327,749.81
GBP 30,708.07 31,018.2532,013.29
HKD 3,165.97 3,197.953,300.53
INR - 302.93315.05
JPY 160.50 162.12169.87
KRW 15.82 17.5819.18
KWD - 82,281.9085,571.24
MYR - 5,255.575,370.18
NOK - 2,249.332,344.82
RUB - 257.39284.93
SAR - 6,760.497,030.75
SEK - 2,259.942,355.88
SGD 18,152.89 18,336.2518,924.46
THB 609.62 677.36703.30
USD 25,133.00 25,163.0025,473.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 01:16:33 PM 19/04/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 81.800 83.800
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74.800 76.700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 74.800 76.800
Vàng nữ trang 99,99% 74.700 76.000
Vàng nữ trang 99% 73.248 75.248
Vàng nữ trang 75% 54.656 57.156
Vàng nữ trang 58,3% 41.962 44.462
Vàng nữ trang 41,7% 29.345 31.845
qc qc