Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Sáu 29/03/2024

Văn hoá - Văn nghệ >> Hoạt động Văn hóa - Văn nghệ

Lễ hội mùa xuân - Nét đẹp văn hóa nguồn cội
Cập nhật lúc 09:03 09/01/2020

Đối với người Việt nói chung và người Quảng Bình nói riêng, mùa xuân luôn là mùa của lễ hội. Lễ hội mùa xuân là sản phẩm sáng tạo đầy tính nhân văn của tiền nhân trong quá trình lao động và kiến thiết quê hương, là niềm tin trong sáng vào tâm linh, vào đất trời và mùa xuân, là tấm lòng hướng thượng, bái vọng những bậc có công với làng xã cũng như ơn đức cao dày của tổ tiên, là hồn cốt văn hóa cao đẹp được bảo tồn và trao gửi cho ngàn đời sau.

Tùy vào điều kiện cấy trồng, đánh bắt để chức sắc các làng ấn định thời gian tổ chức hội xuân cho tề tựu, nhưng náo nức nhất vẫn là mười ngày Tết rồi kéo dài cho đến hết tháng hai âm lịch hàng năm.
 
Ngay trong đêm giao thừa, làng Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) diễn ra lễ xin lửa tại đình thờ tổ. Đây là nét văn hóa độc đáo của người dân làng biển này từ bao đời nay. Tất cả các gia đình trong làng cử ít nhất một người đến tham dự. Vào thời khắc giao thời, họ tự mình lấy lửa được châm từ đống lửa đang cháy sáng giữa sân đình rồi rước ngọn lửa ấy về từng nhà để nhen bếp nấu bánh chưng, nấu lễ dâng cúng tổ tiên hay thắp hương lên bàn thờ tổ tiên trong 3 ngày Tết... Tục lệ này của người Cảnh Dương nhằm báo đáp ân đức tiền nhân cũng như củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã, sau nữa là cầu xin các vị khai canh, khai khẩn, các anh linh của làng năm mới che chở cho họ lúc ra khơi gặp sóng yên biển lặng, đánh bắt được nhiều tôm, cá…
 
Rộn ràng lễ hội
Rộn ràng lễ hội "Cầu ngư" làng Cảnh Dương.
 
Khi xuân về, Tết đến, trời đất giao hòa, nhà nhà sum vầy, đoàn viên cũng là thời điểm diễn ra lễ hội Xuân thủ kỳ yên tại các đình làng. Ngoài mục đích cúng Thành hoàng, các vị thần, các bậc tiền hiền có công khai canh, lập làng, lễ hội còn mang ý nghĩa tâm linh cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt bội thu. Làng Lý Hòa, xã Hải Trạch (huyện Bố Trạch) tổ chức lễ hội Xuân thủ kỳ yên vào mồng 1, mồng 2 Tết; làng Sa Động, xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới) tổ chức vào đợt rằm tháng giêng âm lịch...
 
Ngày xưa, lễ hội Xuân thủ kỳ yên với đầy đủ nghi thức, gồm các lễ: nghinh xuân, tế xôi hôm, bốc thăm, xướng sổ hương ẩm, tế xôi mai, đổ phù hương. Hiện nay, các nghi lễ đã được tinh giản, chỉ tiến hành những nghi thức cổ truyền mang tính bắt buộc nhưng tinh thần, hồn cốt của lễ hội vẫn không hề thay đổi. Bên cạnh phần lễ thì phần hội với các trò chơi dân gian như: kéo co, chơi cờ người, cờ tướng, chạy tiếp sức… tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi cho cả người chơi và người xem, góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng, gắn kết tình làng, nghĩa xóm.
 
Những làng quê gốc gác làm nông nghiệp có những hội làng tiêu biểu như: lễ hội làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (ngày 15/2 âm lịch); lễ hội cướp cù Đồng Phú, phường Đồng Phú, TP Đồng Hới (ngày 16/1 âm lịch); lễ hội làng Lũ Phong, phường Quảng Phong, TX Ba Đồn tổ chức rước sắc phong, hội đua thuyền, chơi chọi gà… (ngày 16/1 âm lịch); lễ hội làng Lộc Điền, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch (ngày 16/2 âm lịch); lễ hội làng Thổ Ngọa, phường Quảng Thuận, TX Ba Đồn (từ ngày 15 đến 16/1 âm lịch)…  
 
Trò chơi dân gian mà người dân tổ chức trong lễ hội vào dịp đầu năm mới đa số đều mang ý nghĩa tâm linh thuần túy. Đua thuyền là nghi lễ tạ ơn Thủy thần trong năm qua đã giúp nông dân điều tiết nguồn nước và giữ nước cho đồng ruộng. Cướp cù là để tạ ơn Thần mặt trời đã dành ánh sáng cho nông nghiệp. Quả cù được tung vào rọ là hình ảnh báo hiệu năm mới nhiều may mắn, làm ăn phát đạt... Đó là những nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước luôn: “Trông trời, trông đất, trông mây / Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”.    
 
Cư dân miền biển Quảng Bình có lễ hội "Cầu ngư" đa số diễn ra vào tiết xuân. Mùa xuân cũng là thời điểm chuẩn bị vào mùa cá nam, vụ đánh bắt chính của ngư dân Quảng Bình. Lễ hội "Cầu ngư" phản ánh đời sống văn hóa tinh thần phong phú và tín ngưỡng mang màu sắc huyền bí trên sông nước nhằm cầu trời yên biển lặng, được mùa cá tôm, cho những chuyến đi biển bình yên, cho cuộc sống người dân no đủ, quốc thái dân an… Tiêu biểu có lễ hội "Cầu ngư" làng Cảnh Dương vào ngày rằm tháng giêng âm lịch; làng Phú Bình, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh (từ ngày 14 đến 15/1 âm lịch)…
 
Lễ hội "Cầu ngư" xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới); Nhân Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch, Đức Trạch (huyện Bố Trạch) đều diễn ra từ ngày 14 đến 15/4 âm lịch; xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh diễn ra ngày 15/6 âm lịch… đã tạo nên nét văn hóa đậm đà bản sắc cho lễ hội "Cầu ngư" Quảng Bình. Năm 2018, lễ hội "Cầu ngư" ở Quảng Bình đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
 
Trong lễ hội "Cầu ngư", ngoài phần lễ diễn ra trang nghiêm, tôn kính thì phần hội là những trò chơi dân gian thể hiện nét đẹp văn hóa, tinh thần của người dân vùng biển. Đó là hội đua thuyền, múa bông, chèo cạn, kéo co dưới nước, hội thi đan lưới... Tất cả nhằm đề cao tinh thần thượng võ, sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau, rèn luyện kỹ năng để phục vụ cho những ngày vươn khơi bám biển.
 
Phổ biến nhất trong lễ hội mùa xuân là các loại hình thi thố tài năng, trí tuệ, những màn ca múa nghệ thuật, thể hiện bản sắc văn hóa cộng đồng, như: lễ hội bài chòi ở các phường Nam Lý, Phú Hải, Đồng Sơn, Hải Thành, xã Đức Ninh (TP Đồng Hới), ở thôn Thượng, xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh); lễ hội Thượng nguyên làng Pháp Kệ, xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch); hội vật làng Tượng Sơn, phường Quảng Long (TX Ba Đồn)... Ngoài ra, còn có hò khoan Lệ Thủy, hò biển Nhân Trạch, hát ru Cảnh Dương, ca trù Đông Dương, hát Kiều Pháp Kệ… Đó chính là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là phương tiện giao lưu tình cảm bền chặt, gắn bó, kết nối cộng đồng. Những nông dân mộc mạc, chân chất trong cuộc sống lao động hóa thân thành những diễn viên, nghệ sỹ vừa sáng tác vừa biểu diễn trong các hội chơi.
 
Lễ hội mùa xuân ở Quảng Bình là một “bảo tàng sống” được sáng tạo, trao truyền và giữ được sức hấp dẫn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếp văn hóa dân gian này là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại để thế hệ hôm nay hun đúc thêm tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

 


CTV Nguyễn Tiến Dũng

qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 29/03/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Tân Hóa - Làng du lịch thích ứng thời tiết
6h25 Vì một thành phố văn minh xanh - sạch - đẹp
6h35 An ninh Quảng Bình
6h50 Xây dựng Nông thôn mới và đô thị văn minh
7h05 Phim truyện: Càn Long truyền kỳ - Tập 8
7h45 Dọc miền đất nước:Ngọt bùi mèn mén của người Mông
8h00 Câu chuyện âm nhạc
8h15 Sách hay thay đổi cuộc đời
8h30 Phim tài liệu: Lên đường
9h15 Cải cách hành chính
9h55 Phim tài liệu: Biển mặn
10h20 Dọc miền đất nước:Ngọt bùi mèn mén của người Mông
10h35 Màu thời gian: Tình ca phố
10h50 Tạp chí VH - NT
11h00 Ký sự: Chốn thiên đường bình dị
11h15 Vì một thành phố văn minh xanh - sạch - đẹp
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện:Truy hồi công lý - Tập 17
12h40 Phim tài liệu: Lên đường
13h10 Vì một thành phố văn minh xanh - sạch - đẹp
13h15 An ninh Quảng Bình
13h30 Xây dựng Nông thôn mới và đô thị văn minh
13h45 Câu chuyện âm nhạc
14h00 Tạp chí VH - NT
14h15 Sách hay thay đổi cuộc đời
14h30 Giáo dục và đào tạo
14h45 Dọc miền đất nước: Ngọt bùi mèn mén của người Mông
15h00 Càn Long truyền kỳ - Tập 8
15h45 Bình Phước - Đất và người
15h55 Vì một thành phố văn minh xanh - sạch - đẹp
16h00 Phim tài liệu: Biển mặn
16h25 Giáo dục và đào tạo
16h40 Lao động và công đoàn
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Tân Hóa - Làng du lịch thích ứng thời tiết
17h20 Nét đẹp cuộc sống: Giữ hồn Ê đê
17h30 Truy hồi công lý - Tập 17
18h25 Bạn của nhà nông
18h40 An ninh Quảng Bình
19h00 Tiếp Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h00 Tiếp sóng trực tiếp Khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch và ấm thực Quốc tế - Hà Giang lần thứ 1, năm 2024
21h30 Nhip sống trẻ
21h45 Khám phá Quảng Bình: Tân Hóa - Làng du lịch thích ứng thời tiết
21h50 Tạp chí VH - NT
22h05 Màu thời gian

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 3/29/2024 4:23:31 PM
MuaCKBán
AUD 15,728.49 15,887.3616,397.67
CAD 17,838.70 18,018.8918,597.66
CHF 26,804.54 27,075.2927,944.96
CNY 3,362.31 3,396.273,505.89
DKK - 3,514.563,649.29
EUR 26,020.03 26,282.8627,447.78
GBP 30,490.41 30,798.3931,787.64
HKD 3,088.58 3,119.773,219.98
INR - 296.75308.63
JPY 158.93 160.54168.22
KRW 15.91 17.6719.28
KWD - 80,424.5283,642.95
MYR - 5,198.025,311.59
NOK - 2,236.062,331.08
RUB - 255.72283.10
SAR - 6,594.466,858.36
SEK - 2,266.432,362.75
SGD 17,918.05 18,099.0418,680.38
THB 601.86 668.73694.37
USD 24,600.00 24,630.0024,970.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 01:53:30 PM 29/03/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 79.000 81.000
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 69.200 70.450
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 69.200 70.550
Vàng nữ trang 99,99% 69.100 69.950
Vàng nữ trang 99% 67.757 69.257
Vàng nữ trang 75% 50.618 52.618
Vàng nữ trang 58,3% 38.935 40.935
Vàng nữ trang 41,7% 27.322 29.322
qc qc