Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ 7 09/12/2023

Tin trong nước >> Văn hóa - Xã hội

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Phát triển Hệ thống Cảng biển
Cập nhật lúc 10:33 25/07/2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã phê duyệt Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch Tổng thể Phát triển Hệ thống Cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phe duyet Ke hoach thuc hien Quy hoach Phat trien He thong Cang bien hinh anh 1
Một góc cảng biển Cái Mép-Thị Vải. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 24/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 886/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch Tổng thể Phát triển Hệ thống Cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ba nhiệm vụ thực hiện Quy hoạch

Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể Phát triển Hệ thống Cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030, phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Đồng thời, kế hoạch định hướng cho các bộ, ban ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc xây dựng kế hoạch, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch trong từng giai đoạn.

Quyết định đưa ra 3 nhiệm vụ thực hiện Quy hoạch gồm: nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch; nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải; nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng.

Theo Kế hoạch, thực hiện nghiên cứu đề xuất sửa đổi Bộ luật Hàng hải 2015 theo lộ trình và theo trình tự, thủ tục quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, sửa đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan tạo thuận lợi cho phát triển, quản lý, sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng hàng hải; tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển, tăng tính hấp dẫn đối với các hãng tàu, thu hút hàng container trung chuyển quốc tế, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia và các bên liên quan.

Đồng thời, rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch cảng biển, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, từng địa phương; tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Quy hoạch Tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Triển khai lập các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành hàng hải, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển để triển khai phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan khác trong thực tiễn...

Chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm: thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn lực tài chính; bảo đảm quốc phòng-an ninh; cơ chế, chính sách đột phá trong huy động nguồn lực tổ chức thực hiện các quy hoạch.

Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao

Theo Quy hoạch Tổng thể Phát triển Hệ thống Cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030 phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Về năng lực, hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền trong cả nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế. Hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu TEU); hành khách từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách.

Về kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển các khu bến Cảng Cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu). Nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp phát triển từng bước cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa) để khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý.

Quy hoạch định hướng phát triển bến Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long để có thể triển khai đầu tư khi có đủ điều kiện; các cảng biển quy mô lớn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng; các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng-an ninh và chủ quyền biển đảo.

Quyết định nêu rõ Hệ thống Cảng biển Việt Nam gồm năm nhóm. Nhóm một có năm cảng biển gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

Đến năm 2030, hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số một là từ 305-367 triệu tấn (hàng container từ 11 đến 15 triệu TEU); hành khách từ 162.000-164.000 lượt. Tầm nhìn đến năm 2050 là đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,0-5,3%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,5-1,6%/năm. Hoàn thành đầu tư khu bến cảng Lạch Huyện, Cái Lân và di dời các bến cảng trên sông Cấm phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố Hải Phòng; đầu tư phát triển các bến cảng tại khu bến Nam Đồ Sơn-Văn Úc, Cẩm Phả, Hải Hà.

Phe duyet Ke hoach thuc hien Quy hoach Phat trien He thong Cang bien hinh anh 2
Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu và container từ các nước được thông qua tại Cảng Hải Phòng.
(Ảnh: TTXVN)

Nhóm hai có sáu cảng biển gồm cảng biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Đến năm 2030 hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số hai từ 172-255 triệu tấn (hàng container từ 0,6-1 triệu TEU); hành khách từ 202.000 đến 204.000 lượt khách. Tầm nhìn đến năm 2050 là đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6-4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân từ 0,4-0,5%/năm. Hoàn thiện đầu tư, phát triển cụm cảng Nghi Sơn-Đông Hồi, Vũng Áng và Sơn Dương-Hòn La.

Nhóm ba có tám cảng biển gồm cảng biển Đà Nẵng (gồm khu vực huyện đảo Hoàng Sa), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (gồm khu vực huyện đảo Trường Sa), Ninh Thuận và Bình Thuận.

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 138-181 triệu tấn (hàng container đạt từ 1,8-2,5 triệu TEU); hành khách từ 1,9-2,0 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến năm 2050 là đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5-5,5 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,7-1,8%/năm. Hoàn thành đầu tư toàn bộ khu bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) và hình thành cảng phục vụ hàng hóa trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa).

Nhóm bốn có năm cảng biển gồm cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu, cảng biển Bình Dương và cảng biển Long An. Đến năm 2030, hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số bốn từ 461-540 triệu tấn (hàng container từ 23-28 triệu TEU); hành khách từ 1,7-1,8 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến năm 2050 là đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5-3,8 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9-1,0 %/năm.

Hoàn thành đầu tư các bến cảng Cái Mép Hạ. Nghiên cứu hình thành các khu bến cảng mới tại Cần Giờ (trên sông Gò Gia), hoàn thành công tác di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn và tiếp tục nghiên cứu di dời các khu bến khác phù hợp với phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm năm có 12 cảng biển gồm Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Đến năm 2030, hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số năm từ 64-80 triệu tấn (hàng container từ 0,6-0,8 triệu TEU); hành khách từ 6,1-6,2 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến năm 2050 là đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5-6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1-1,25%. Hình thành cảng cửa ngõ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long./.

 

Theo TTXVN
vietnamplus.vn




VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Trải nghiệm du lịch đồng bào thiểu số tỉnh Quảng Bình

qc qc

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 09/12/2023

6h00 Giới thiệu chương trình
6h05 Quảng Bình ngày mới
6h25 Khám phá Quảng Bình: Ghé thăm vùng đất Quảng Lưu
6h30 Phim tài liệu: Trọn một niềm tin
6h55 Trang truyền hình địa phương: Quảng Ninh chuẩn bị tốt công tác tuyển quân năm 2024
7h05 Phim truyện: Tình trong lửa hận - Tập 12
7h45 Sắc màu văn hóa: Món bánh cầu mùa của người Pà Thẻn
8h00 Âm vang miền cửa biển: Người sưu tầm những trầm tích văn hóa
8h15 Cải cách hành chính
8h30 Phim tài liệu: Vũng Rô - ký ức những chuyến tàu
9h00 Kids Dance
9h15 Nhìn ra thế giới
9h30 Dọc miền đất nước: Đôi nét về kiến trúc đền Trần Hưng Đạo
9h45 Phim tài liệu: Người mẹ
10h10 An toàn vệ sinh thực phẩm
10h25 Sắc màu văn hóa: Món bánh cầu mùa của người Pà Thẻn
10h40 Nông nghiệp sạch cho cộng đồng
11h00 Ký sự miền Trung: Về miền tơ lụa
11h15 Trang truyền hình địa phương: Quảng Ninh chuẩn bị tốt công tác tuyển quân năm 2024
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Ninh Thạnh Lợi - Đất và lửa - Tập 8
12h40 Phim tài liệu: Vũng Rô - ký ức những chuyến tàu
13h15 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
13h30 Bình Phước - Đất và người
13h40 Ca nhạc: An Giang tình đất tình người
14h05 Xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh
14h15 Nhìn ra thế giới
14h30 Sắc màu văn hóa: Món bánh cầu mùa của người Pà Thẻn
14h45 Dọc miền đất nước: Đôi nét về kiến trúc đền Trần Hưng Đạo
15h00 Phim truyện: Tình trong lửa hận - Tập 12
15h45 Nhịp sống Tây Nguyên
16h00 Phim tài liệu: Người mẹ
16h30 Kids Dance
16h45 Điện và đời sống
17h00 Thời sự
17h20 Khám phá Quảng Bình: Ghé thăm vùng đất Quảng Lưu
17h30 Phim truyện: Ninh Thạnh Lợi - Đất và lửa - Tập 8
18h20 Phim tài liệu: Bàu Tró - Những ẩn tích thời gian
18h40 Thuế và cuộc sống
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Ký sự: Đường Hồ Chí Minh đi qua Quảng Bình - Tập 23
20h30 Thi đua là yêu nước
20h45 Phim truyện: Tình trong lửa hận - Tập 13
21h25 Khám phá Quảng Bình: Ghé thăm vùng đất Quảng Lưu
21h30 Nhịp sống kinh tế
21h40 Phóng sự: Kết nghĩa cụm dân cư, thắt chặt tình đoàn kết
21h50 Không gian văn hóa nghệ thuật
22h00 Sách hay thay đổi cuộc đời

VIDEO CLIP

Previous
  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 12/9/2023 5:45:27 AM
MuaCKBán
AUD 15,589.25 15,746.7216,253.14
CAD 17,378.84 17,554.3818,118.93
CHF 27,000.62 27,273.3528,150.47
CNY 3,312.45 3,345.913,454.04
DKK - 3,440.353,572.36
EUR 25,455.84 25,712.9726,853.68
GBP 29,658.76 29,958.3430,921.80
HKD 3,022.31 3,052.843,151.02
INR - 289.69301.30
JPY 163.54 165.19173.11
KRW 16.01 17.7819.40
KWD - 78,414.6081,555.75
MYR - 5,139.515,252.01
NOK - 2,183.562,276.44
RUB - 250.95277.82
SAR - 6,439.426,697.37
SEK - 2,282.072,379.14
SGD 17,639.89 17,818.0718,391.10
THB 605.57 672.86698.68
USD 24,020.00 24,050.0024,390.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 09:04:54 AM 08/12/2023
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 73.100 74.100
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 61.000 62.050
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,3 chỉ, 0,5 chỉ 61.000 62.150
Vàng nữ trang 99,99% 60.900 61.750
Vàng nữ trang 99% 59.839 61.139
Vàng nữ trang 75% 44.467 46.467
Vàng nữ trang 58,3% 34.154 36.154
Vàng nữ trang 41,7% 23.902 25.902
qc qc