Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Tư 22/03/2023


Chuyên đề - Chuyên mục >> Kinh tế

Quảng Bình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Dễ hay khó?
Cập nhật lúc 13:49 30/07/2019

Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch có ứng dụng công nghệ cao đang là xu thế hiện nay nhằm đem đến những sản phẩm nông sản sạch có lợi cho sức khỏe. Ở Quảng Bình, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để xây dựng các hệ thống công nghệ sản xuất nông nghiệp hiện đại. Những kết quả bước đầu đang là dấu hiệu tích cực để quá trình cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi thì việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao vẫn còn đó không ít những khó khăn.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 12 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 100ha gồm: sản xuất rau, quả an toàn, trồng cây dược liệu, hoa… Các cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao chủ yếu là trồng cây trong nhà màng, nhà lưới có điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng; trồng cây trên giá thể; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước của Israel; áp dụng quy trình canh tác hữu cơ, thủy canh…

Về chăn nuôi, tỉnh Quảng Bình có 3 cơ sở lớn của các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên nhiều khâu sản xuất. Về thủy sản, Quảng Bình có nhiều cơ sở nuôi trồng áp dụng công nghệ cao đối với tôm thẻ chân trắng trên cát. Về lâm nghiệp, Quảng Bình đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống cây lâm nghiệp như công nghệ nuôi cấy mô và tưới tiết kiệm nước. Mặc dù mới triển khai nhưng lĩnh vực này phát triển cũng khá nhanh và trở thành phong trào của nhiều doanh nghiệp.

Những thuận lợi

Ông Trần Đình Hiệp, Trưởng Phòng Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình cho biết: “Quảng Bình có tiềm năng về đất đai để sản xuất nông nghiệp. Với 85% tổng diện tích là gò đồi, Quảng Bình có lợi thế cho việc xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Ngoài ra, nông dân Quảng Bình đã có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp là lợi thế để nâng cao trình độ canh tác. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp sạch luôn ở mức cao. Những nền tảng quan trọng đó giúp Quảng Bình có đầy đủ khả năng để xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

Năm 2017, Công ty Cổ phần thực phẩm xanh Đông Dương đã đầu tư xây dựng trang trại trồng các loại rau, củ, quả sạch. Với quy mô gần 5,5ha, đơn vị này đã bỏ ra kinh phí 37 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống trồng thủy canh trên giá thể gồm dâu tây, dưa lưới, cà chua và hệ thống trồng các loại rau thủy canh hồi lưu như cải, dưa chuột, xà lách… Tất cả diện tích của hệ thống này được làm trong nhà màng có hệ thống điều hòa không khí, nhiệt độ và độ ẩm.

Trồng rau trên giá thể bán thủy canh của Công ty Cổ phần thực phẩm xanh Đông Dương.

Bên cạnh những kỹ thuật cao về việc trồng rau theo công nghệ thủy canh và nhiều công nghệ khác, việc thiết kế hệ thống nhà màng, nhà xưởng cơ động có thể thích ứng với điều kiện thời tiết cũng như khả năng chống chọi với những cơn bão lớn cũng là một điểm nhấn quan trọng ở trang trại này. Đây được đánh giá là một trong những trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Bình.

Năm 2018, đơn vị này đã cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh gần 800 tấn rau, củ, quả. Dự kiến năm 2019, đơn vị sẽ phấn đấu sản xuất và đưa ra thị trường gần 1.000 tấn rau, củ, quả.

Không được quy mô như Công ty Cổ phần thực phẩm xanh Đông Dương, nhưng với vốn kiến thức được trang bị từ khi ngồi ở giảng đường Đại học Nông lâm, người thanh niên trẻ Ngô Trí Quang đã mạnh dạn bắt tay vào xây dựng hệ thống trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến trên mảnh đất cát trắng của xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, Quang đã đưa cây dưa lưới, dưa hấu không hạt và cà chua trồng trên giá thể bán thủy canh trong hệ thống nhà màng được xây dựng kiên cố và áp dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt Israel. Đây là hệ thống tưới tiết kiệm nước và quản lý được tình trạng sinh trưởng của từng loại cây. Đến nay, trên diện tích 2.000m2, trang trại của Ngô Trí Quang đã có 1.500 gốc dưa lưới, 2.000 gốc dưa hấu không hạt và 1.000 gốc cà chua. Mỗi năm trừ chi phí, Quang thu lãi được gần 250 triệu đồng.

Đó là những minh chứng cho sự nỗ lực của các cá nhân và doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Quảng Bình.

Trong thời đại phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến, có nhiều ưu việt vào sản xuất, từ đó tạo ra nông sản hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. Mục tiêu của phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giải quyết các vấn đề như năng suất không cao, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp… Thực tế đối với tỉnh Quảng Bình, từ năm 2015 đã có sự manh nha của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bằng các mô hình ở mức thí điểm và cho đến nay, lĩnh vực này đã có sự phát triển theo hướng quy mô lớn hơn.

Dễ mà không dễ

Theo các doanh nghiệp thì việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Quảng Bình ngoài những yếu tố thuận lợi thì điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, địa hình bị chia cắt và cơ chế đất đai đang là những trở ngại không nhỏ đối với các cá nhân và doanh nghiệp muốn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bà Nguyễn Thị Trầm, chủ nhà vườn Hương Trầm, một cơ sở trồng dưa lưới trong nhà màng được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel cho biết: “Mỗi năm, cơ sở chúng tôi sản xuất tập trung vào 2 vụ chính từ đầu năm đến tháng 9. Còn vụ thứ 3 vào những tháng cuối năm chúng tôi phải sản xuất cầm chừng. Bởi những tháng này hay có bão lớn, có thể làm tốc hết hệ thống nhà màng, lưới và thiết bị sản xuất”.

Nhìn về tổng thể, mặc dù sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Quảng Bình đã có những kết quả bước đầu, nhưng so với tiềm năng thì số cơ sở vẫn chưa nhiều, lĩnh vực hoạt động chưa được đa dạng. Việc sản xuất tập trung vẫn còn hạn chế, các cơ sở sản xuất bị phân tán nhiều nơi, không theo quy hoạch đã gây khó khăn cho việc liên kết và đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn. Bởi vậy, để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được phát triển theo hướng quy mô và chuyên nghiệp, trung tuần tháng 5/2019, tại buổi họp bàn giải pháp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đồng chí Trần Công Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng: “Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Quảng Bình đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiên phong thực hiện trước và cần hợp tác, chia sẻ lợi ích với người dân. Quảng Bình phấn đấu trở thành địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và để làm được điều đó, các cơ quan chức năng cần phát huy vai trò trách nhiệm trong công tác hỗ trợ, tuyên truyền, khích lệ và thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bằng những cam kết cụ thể và phải xây dựng tiêu chí của sản xuất công nghệ cao để có sự hỗ trợ xác đáng đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này”.

Để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước đột phá cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình không chỉ là những cú hích tháo gỡ cơ chế từ phía các cơ quan chức năng mà còn là sự mạnh dạn của các cá nhân doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần có sự nhận thức sâu sắc từ phía người tiêu dùng đối với các sản phẩm nông sản được ứng dụng công nghệ cao. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân và đảm bảo được sức khỏe cho người tiêu dùng.


Dương Anh



VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát



GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Trailer Giờ Trái Đất

  • Họa mi trong mưa

Next
 
LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 22/03/2023

6h00 Giới thiệu chương trình
6h05 Quảng Bình ngày mới
6h25 Khám phá Quảng Bình: Thưởng thức sò huyết lên mâm
6h30 Sông Loan ký sự - Tập 5
6h45 Đảng trong cuộc sống hôm nay
7h00 Phim truyện: Khép lại quá khứ - Tập 16
7h45 Sắc màu văn hóa: Quà của sen
8h00 Địa chỉ văn hóa: Mái đền xưa
8h15 Hành trình nhân đạo
8h30 Phim tài liệu: Chinh phục sông Đà
9h00 Màu thời gian: Hoài cảm
9h15 Nhìn ra thế giới
9h30 Dọc miền đất nước: Bánh trái cây
9h50 Phim tài liệu: 18 thôn vườn trầu
10h20 Sắc màu văn hóa: Quà của sen
10h40 Địa chỉ văn hóa: Mái đền xưa
10h50 Nhịp sống kinh tế
11h00 Ký sự: Trở lại Volga - Tập 14
11h15 Hành trình nhân đạo
11h30 Thời sự
11h55 Phim truyện: Màu của tình yêu - Tập 30
12h40 Phim tài liệu: 18 thôn vườn trầu
13h05 Thái Bình trầm tích thời gian: Chuyện đình Lạng
13h15 An ninh Quảng Bình
13h30 Nhìn ra thế giới
13h45 Màu thời gian: Hoài cảm
14h00 Kids Dance
14h15 Sắc màu văn hóa: Quà của sen
14h35 Dọc miền đất nước: Bánh trái cây
15h00 Phim truyện: Khép lại quá khứ - Tập 16
15h45 Thi đua là yêu nước
16h00 Phim tài liệu: Chinh phục sông Đà
16h30 Đảng trong cuộc sống hôm nay
16h45 Trang truyền hình địa phương: Đồng hành cùng thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp
17h00 Thời sự
17h20 Khám phá Quảng Bình: Thưởng thức sò huyết lên mâm
17h30 Phim truyện: Màu của tình yêu - Tập 30
18h15 Phóng sự: Tổ ấm
18h30 Trang truyền hình địa phương: Bố Trạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy và học
18h40 Đảng trong cuộc sống hôm nay
19h00 Tiếp thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Phim tài liệu: Người họ Hồ trên dãy Trường Sơn hùng vĩ
20h50 Phim truyện: Bộ ba huyền thoại - Tập 18
21h35 Khám phá Quảng Bình: Thưởng thức sò huyết lên mâm
21h40 Sắc màu văn hóa: Quà của sen
22h00 Dọc miền đất nước: Bánh trái cây


TRAILER

Previous
  • Trailer đường dây nóng Đài PTTH Quảng Bình

  • Khuyến cáo phòng bệnh đậu mùa khỉ

  • Tiêm vắc xin nhắc lại mũi 3, mũi 4 để ngăn ngừa và phòng, chống Covid-19

  • Khuyến cáo phòng, chống bệnh khi thời tiết nắng nóng

  • Khuyến cáo về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

  • Lan tỏa thương hiệu QBTV

  • Phòng tránh đuối nước ở trẻ em

  • Giới thiệu chuyển đổi số

  • Trailer Giờ Trái Đất

  • Khuyến cáo về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

  • Trailer Giải Báo chí tuyên truyền về An toàn Giao thông tỉnh Quảng Bình năm 2023

Next
qc qc