Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Tư 24/04/2024

Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 >> Phóng sự

"Quê hương nghĩa nặng tình sâu"
Cập nhật lúc 12:12 05/10/2021

Sau khi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam trở lại trạng thái “bình thường mới”, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của bà con, Quảng Bình đã chủ động triển khai kế hoạch đón người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 về quê. Thực hiện nội dung chỉ đạo của Chính phủ và chia sẻ với các tỉnh, thành phố phía Nam, tỉnh cũng nắm tình hình, động viên người trong độ tuổi lao động tiếp tục ở lại, đồng hành cùng các tỉnh, thành phố khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh.

Vòng tay yêu thương

Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn nhớ như in về hai “chuyến bay lịch sử” đón gần 400 công dân Quảng Bình tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê. Chỉ trong vòng 3 ngày ngắn ngủi, tất cả mọi thủ tục để đón gần 400 công dân là phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, trẻ em… bằng máy bay được hoàn tất trong bối cảnh các hoạt động vận tải gần như “đóng băng” do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Các bà mẹ mang thai, nuôi con nhỏ được đón về trong
Các bà mẹ mang thai, nuôi con nhỏ được đón về trong "chuyến bay lịch sử"

Về quê, mọi người được đón tiếp chu đáo, kiểm tra sức khỏe, cách ly tại khách sạn 4 sao với chế độ chăm sóc đặc biệt. Sau 14 ngày cách ly, mọi người chia tay trong sự lưu luyến. Các bà mẹ đã viết những dòng thư cảm động để cảm ơn sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của tỉnh nhà.

Chỉ ba ngày sau khi “chuyến bay lịch sử” hạ cánh an toàn, ngày 25-8, Quảng Bình đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 lớn. Đến thời điểm này, con số bệnh nhân đã gần 1.800 ca. Một tháng qua, cả hệ thống chính trị và nhân dân toàn tỉnh căng mình chống dịch. Với cách tiếp cận chủ động, linh hoạt, dự báo chính xác tình hình, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.

Khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình được sử dụng làm KCLTT
Khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình được sử dụng làm KCLTT

Huy động tổng lực chống dịch và tích cực triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh, Quảng Bình vẫn luôn quan tâm chăm lo cho đời sống của bà con các tỉnh, thành phía Nam. Sau khi các tỉnh, thành nới lỏng giãn cách, nhiều bà con có nhu cầu về quê. Để bảo đảm an toàn cho nhân dân trên hành trình trở về, ngày 1-10, Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất chủ trương đón bà con thuộc các trường hợp: phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, học sinh, người già thăm thân về quê. UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các địa phương tổ chức cho bà con đăng ký, lập danh sách để đón bà con về quê bằng tàu hỏa trước ngày 10-10.

Cùng với việc đón bà con về quê, đối với đồng bào ở các tỉnh, thành phố phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh, tỉnh cũng đã hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ với tổng số tiền gần 24 tỷ đồng. Trong bối cảnh khó khăn, đây là nỗ lực lớn của tỉnh để động viên, chia sẻ cùng bà con vững lòng vượt qua dịch bệnh.

Nỗ lực vì đồng bào ruột thịt

“Ngay khi tỉnh ban hành kế hoạch, chúng tôi đã phối hợp, chỉ đạo các phòng ban, địa phương triển khai trong cả hai ngày cuối tuần để bà con đăng ký. 16 giờ chiều 4-10, chúng tôi nhận thông tin từ các huyện và phân loại, rà soát để trình UBND tỉnh xét duyệt. Sở đã huy động lực lượng làm việc cả ngày nghỉ và buổi tối để xây dựng kế hoạch đón bà con cụ thể, chu đáo nhất!”, bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ.

Cán bộ, nhân viên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc cả ngày nghỉ để cập nhật thông tin bà con đăng ký về quê.
Cán bộ, nhân viên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc cả ngày nghỉ
để cập nhật thông tin bà con đăng ký về quê.

Theo kế hoạch, bà con sẽ được đón tại các ga Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh), Dĩ An (tỉnh Bình Dương), Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và xuống tàu tại các ga Mỹ Đức, Đồng Hới, Minh Lệ, Đồng Lê. Tỉnh thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển. Tổ công tác đặc biệt của tỉnh sẽ liên hệ, phối hợp với các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan hoàn tất thủ tục và mọi điều kiện cho hành trình về quê.

Bố Trạch là địa phương có số lượng lớn người đăng ký về quê đợt này. Để bảo đảm an toàn cho bà con và công tác phòng, chống dịch, huyện đã chủ động các kế hoạch đón tiếp. Đồng chí Nguyễn Hữu Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, chiều 4-10, huyện đã họp trực tuyến với các địa phương để chuẩn bị đón công dân. Ngoài hai khu cách ly tập trung (KCLTT) với quy mô 300 người, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn sẵn sàng kích hoạt các KCLTT tại địa phương với phương châm “4 tại chỗ”.

Những dòng người về quê qua chốt kiểm soát Covid-19 xã Sen Thủy.
Những dòng người về quê qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 xã Sen Thủy.

“Ngoài việc đón tiếp bà con về trong đợt này, dự đoán thời gian tới, lượng người dân về quê sẽ còn nhiều, chúng tôi yêu cầu mỗi địa phương phải có KCLTT quy mô tối thiểu 100 người. Vì các trường học sắp mở cửa trở lại nên sẽ sử dụng nhà văn hóa thôn, hội trường, nhà nghỉ, khách sạn…

Các KCLTT cũng phải bảo đảm an toàn trước thiên tai. Chúng tôi cũng nắm thông tin lao động địa phương tại các tỉnh, thành phố phía Nam để gia đình, chính quyền phối hợp động viên, tuyên truyền bà con ở lại, đồng hành cùng các tỉnh, thành phố khôi phục sản xuất sau dịch bệnh.”, đồng chí Nguyễn Hữu Hồng cho biết thêm.

Huyện Bố Trạch chuẩn bị sẵn sàng các KCLTT để đón công dân.
Huyện Bố Trạch chuẩn bị sẵn sàng các KCLTT để đón công dân.

Cùng với Bố Trạch, các địa phương khác trong tỉnh cũng cập nhật tình hình con em, chia sẻ với những khó khăn của lao động xa quê và động viên mọi người ở lại các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục làm việc. Một mặt vẫn sẵn sàng kế hoạch cách ly để bảo đảm an toàn phòng chống dịch và đón con em chu đáo trước “làn sóng” về quê sau ngày 1-10.

"Đất lạ hóa quê hương"

Khi nghe tin tỉnh đón một số trường hợp người Quảng Bình về quê, gia đình anh chị Nguyễn Văn Định - Phạm Thị Liên (xã Thái Thủy, Lệ Thủy) vừa mừng vừa hồi hộp.

“Bà con tại các tỉnh, thành phía Nam là bộ phận máu thịt của quê hương. Đón công dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 về quê là trách nhiệm, sự sẻ chia kịp thời của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng mong muốn những bà con có sức khỏe, có điều kiện sẽ tiếp tục ở lại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để lao động, sản xuất. Tổ chức đảng, địa phương, đơn vị, đặc biệt là mỗi gia đình có con em đang sinh sống, lao động tại các tỉnh thành động viên người thân yên tâm, đồng thuận với chủ trương của Chính phủ, tin tưởng vào giải pháp của chính quyền sở tại để chung tay chống dịch và khôi phục sản xuất hiệu quả”, đồng chí Cao Văn Định, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Hai vợ chồng anh chị là công nhân khu chế xuất Linh Trung 1 hiện sống trong phòng trọ với 3 đứa con, lần lượt 10 tuổi, 4 tuổi và 10 tháng. Trước khi dịch bệnh xảy ra, các con đi học và đi nhà trẻ, hai vợ chồng cùng đi làm. Sau 4 tháng giãn cách, đến nay, họ đã có thể trở lại nhà máy làm việc. Thế nhưng hiện tại, các trường học chưa mở cửa, anh chị dự định sẽ gửi các con về quê nhờ ông bà chăm sóc.

“Chúng tôi muốn cả 3 con đều được về quê nhưng theo quy định thì chỉ cháu út là đủ điều kiện về cùng vợ tôi. Nếu hai cháu lớn ở lại thì ba cha con vẫn có thể thu xếp. Nhưng dịch bệnh chưa kiểm soát hoàn toàn, nếu nhà máy xuất hiện ca dương tính và áp dụng mô hình “3 tại chỗ”, tôi sẽ không thể chăm sóc các con. Đây là bài toán mà vợ chồng tôi đang đau đầu!”, anh Định chia sẻ.

Băn khoăn là thế nhưng với TP. Hồ Chí Minh, nơi họ đã gần 15 năm gắn bó, trải qua 4 tháng đầy khó khăn, họ vẫn quyết tâm ở lại. “Về quê bây giờ có mẹ cha, có thể nương tựa vào nhau. Nhưng chúng tôi đã được tiêm hai mũi vắc xin, nên nếu được thì sau khi đưa các con về, tôi sẽ trở lại thành phố để làm việc, tôi cũng tin tình hình sẽ ngày càng tốt hơn!”, chị Liên tâm sự.

Gia đình anh chị Nguyễn Văn Định - Phạm Thị Liên  Gia đình anh chị Nguyễn Văn Định - Phạm Thị Liên

Lựa chọn của gia đình anh chị Định-Liên cũng là lựa chọn của nhiều người dân nói chung, người Quảng Bình nói riêng. Bởi sau nhiều năm mưu sinh, gắn bó, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam đối với họ đã “đất lạ hóa quê hương”. Sự lựa chọn của họ là động lực quan trọng để các địa phương phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh, tiếp tục phát triển trong trạng thái “bình thường mới”.

“Các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 135.000 lao động, chiếm tỷ lệ 46% so giai đoạn trước 1-10. Các doanh nghiệp đang rà soát để tuyển dụng, bổ sung nguồn lao động”, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch chiều 4-10.

 

Theo Ngọc Mai
baoquangbinh.vn


qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 24/04/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Ngọt mát hàu Quảng Ninh
6h25 Phim tài liệu: Nghị quyết 41 - NQ/TƯ - Động lực phát triển đội ngũ doanh nhân Quảng Bình trong thời kỳ mới
6h50 Điện và đời sống
7h00 Phim truyện: Thiên đường ở bên ta - Tập 31
7h45 Dọc miền đất nước: Bánh Huế - Nghề của người bình dân
8h00 Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"
9h30 Giáo dục và Đào tạo
9h45 Phim tài liệu: Chuyện kể 30 tháng 4 - Nhân chứng thứ 3
10h15 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
10h35 Dọc miền đất nước: Bánh Huế - Nghề của người bình dân
10h45 Câu chuyện âm nhạc
11h00 Ký sự: Thuyền thúng bập bềnh ký
11h15 Truyền thông chính sách
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 35
12h45 Phim tài liệu: 30/4/1975 - Những cảm xúc không quên
13h10 Tác giả - Tác phẩm
13h30 Bình Phước đất và người: Hạt điều Bình Phước - Vững vàng thương hiệu số 1 thế giới
13h45 Màu thời gian
14h00 Kids dance
14h15 Giáo dục và Đào tạo
14h30 Truyền thông chính sách
14h45 Dọc miền đất nước: Bánh Huế - Nghề của người bình dân
15h00 Tiếp sóng: Chương trình biểu diễn nghệ thuật" Những Hóa thân số 4 -366 Ngày"
16h30 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
16h45 Điện và đời sống
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Ngọt mát hàu Quảng Ninh
17h20 Nét đẹp cuộc sống: Chung tay bảo vệ môi trường
17h25 Quảng Ninh xưa và nay: Linh thiêng Chùa Giữa Đồng
17h30 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 35
18h15 Giáo dục và Đào tạo
18h30 Người cao tuổi
18h45 Bản tin Kinh tế - Tài chính
19h00 Tiếp thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Phim tài liệu: Người chiến sĩ cầm đàn
20h45 Phim truyện: Càn Long truyền kỳ - Tập 12
21h30 Khám phá Quảng Bình: Ngọt mát hàu Quảng Ninh
21h35 Bản tin Kinh tế - Tài chính
21h45 Giáo dục và Đào tạo
22h00 Sách hay thay đổi cuộc đời

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 4/24/2024 5:25:43 PM
MuaCKBán
AUD 16,099.42 16,262.0416,783.75
CAD 18,096.99 18,279.7918,866.22
CHF 27,081.15 27,354.6928,232.26
CNY 3,433.36 3,468.043,579.84
DKK - 3,572.533,709.33
EUR 26,449.58 26,716.7527,899.85
GBP 30,768.34 31,079.1332,076.18
HKD 3,160.05 3,191.973,294.37
INR - 304.10316.25
JPY 159.03 160.63168.31
KRW 16.01 17.7819.40
KWD - 82,264.8385,553.65
MYR - 5,261.465,376.21
NOK - 2,279.062,375.82
RUB - 261.17289.12
SAR - 6,753.417,023.40
SEK - 2,294.192,391.60
SGD 18,200.78 18,384.6218,974.42
THB 606.76 674.18700.00
USD 25,147.00 25,177.0025,487.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 02:02:49 PM 24/04/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 82.500 84.500
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.100 74.900
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,3 chỉ, 0,5 chỉ 73.100 75.000
Vàng nữ trang 99,99% 72.900 74.100
Vàng nữ trang 99% 71.366 73.366
Vàng nữ trang 75% 53.231 55.731
Vàng nữ trang 58,3% 40.855 43.355
Vàng nữ trang 41,7% 28.553 31.053
qc qc