Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Ba 23/04/2024

Văn hoá - Văn nghệ >> Hoạt động Văn hóa - Văn nghệ

Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương: Luôn trường tồn và giữ vị trí linh thiêng
Cập nhật lúc 15:24 20/04/2021

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện tâm thức và triết lý “con người có tổ có tông” của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn trường tồn và luôn chiếm giữ một vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần dân tộc Việt.

TS. Lê Thị Minh Lý. Ảnh: VGP
 
Hằng năm, mỗi khi đến ngày 10/3 âm lịch, người dân trên khắp mọi miền đất nước và kiều bào ở nước ngoài cùng hướng về ngày Quốc Tổ - Giỗ Tổ Hùng Vương. Nhân dịp này, TS. Lê Thị Minh Lý – Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về việc giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nói chung.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã thấm vào máu thịt của cộng đồng người Việt, thể hiện rõ ở việc thờ Hùng Vương là thờ Quốc Tổ. Cùng với thời gian, tín ngưỡng này đã tích hợp nhiều giá trị văn hóa quý báu của dân tộc để lan tỏa, bồi đắp, góp phần tạo nên bản sắc độc đáo cho tinh thần và văn hóa Việt Nam. Xin bà cho biết những giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống đó được tạo dựng như thế nào, thưa bà?

TS Lê Thị Minh Lý: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt. Sau khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, những giá trị của tín ngưỡng này được khẳng định rõ ràng hơn, được lan tỏa hơn. Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng có nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thờ nhân vật khai sáng dân tộc. Song, hiếm có dân tộc nào mà người dân sinh sống trên mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài cùng hướng về một ngày Quốc Tổ, chung một cội rễ như dân tộc Việt Nam.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày nay trở thành nghi lễ, niềm tin, tấm lòng, là sự biểu đạt kính trọng của người Việt Nam với nguồn cuội của mình nên càng ngày càng tích hợp nhiều giá trị văn hóa. Đó là những giá trị về mặt đạo đức như “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ, gắn kết, cùng củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trước những thách thức trong lịch sử như chống giặc ngoại xâm trước kia. Hay ngày nay là vượt qua những khó khăn, mất mát về thiên tai, những hoàn cảnh áp lực trong cuộc sống.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn được thi vị hóa bằng những biểu đạt văn hóa có tính nghệ thuật qua các câu hát, điệu múa mà chúng ta thấy rất rõ là hát Xoan. Trong 3 chặng hát xoan thì chặng đầu là hát thờ, với nhiều câu hát về mối quan hệ giữa nhân vật biểu tượng là Vua Hùng với những con người đang sống hiện nay như mời Vua về chứng cho công việc, phù hộ cho mùa màng tốt tươi và từ đó bày tỏ lòng thành kính với Vua Hùng. Đó là biểu tượng của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn. Niềm tin ấy không phải là mê tín mà là sự khuyến khích vươn lên, phấn đấu trên mỗi chặng đường của mỗi con người.

Trong giai đoạn mới, để bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, theo bà cần làm những việc gì?

TS Lê Thị Minh Lý: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương liên quan đến tinh thần yêu nước vì vậy trước hết cần củng cố tinh thần yêu nước. Thứ hai cần cụ thể hóa các hoạt động, ví dụ bày tỏ lòng yêu nước ấy bằng chính tình yêu thương đồng loại của mình, yêu những người thân trong gia đình, yêu cộng đồng xung quanh mình.

Bên cạnh một năm có ngày Giỗ Tổ (10/3 âm lịch), để phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, cần những hành động thiết thực như bày tỏ sự kính hiếu, tôn trọng những người đã sinh ra chúng ta, những người có công với đất nước hoặc những người đang ở những tuyến đầu để bảo vệ đất nước.

Để có được điều đó cần có sự giáo dục thường xuyên, trong đó, quan trọng nhất là giáo dục từ trong nhà trường về những nghi lễ, bài học ứng xử văn hóa, về truyền thống, đạo đức. Những bài học trong nhà trường cần phải tích hợp dạy về các di sản văn hóa phi vật thể để thế hệ trẻ vừa hiểu về di sản vừa có thể ứng dụng những quy tắc đạo đức đó một cách thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.

Việc phục hồi, khai thác và phát triển ồ ạt các loại hình di sản văn hóa phi vật thể cũng có khi mang đến những lo ngại về sự biến dạng các giá trị nguyên bản của di sản. Ý kiến của bà về vấn đề này như nào, thưa bà?

TS Lê Thị Minh Lý: Tôi không quá lo ngại về sự biến dạng vì sự biến dạng sẽ được nhìn nhận ra ngay và sẽ được thông tin tới những người có liên quan vì thế giới chúng ta là thế giới phẳng.

Điểm nữa, chúng ta có hệ thống quản lý nhà nước khá chặt chẽ, có các định hướng rất rõ về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Mục tiêu của việc bảo vệ các di sản văn hóa là để giữ gìn sự đa dạng văn hóa của đất nước, của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Từ định hướng đó các cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng phát hiện việc sử dụng di sản văn hóa để trục lợi hoặc làm sai lệch di sản văn hóa để kiếm lời hay việc vô tình làm sai lệch và có chế tài để quản lý.

Tuy nhiên, việc trục lợi liên quan đến di sản có thể vẫn đang len lỏi trong cuộc sống hằng ngày. Đó là thực tế mà mỗi quốc gia đều gặp phải và điều quan trọng là chúng ta phải luôn sẵn sàng tỉnh táo, có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế những việc như vậy.

Ngoài địa phương, cơ quan quản lý nhà nước thì cộng đồng là những người nắm giữ di sản. Theo bà, cộng đồng có vai trò như thế nào trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?

TS Lê Thị Minh Lý: Vai trò của cộng đồng là điều kiện tiên quyết trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Để cộng đồng làm tốt vai trò của mình, đầu tiên cần sự chung tay của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu cũng như các tổ chức phi Chính phủ, thậm chí cả các doanh nghiệp.

Trước hết phải giúp cộng đồng hiểu được giá trị của các di sản họ đang nắm giữ. Thứ hai là phải tạo cho họ những cơ hội, cơ chế để có thể giới thiệu di sản của mình, chia sẻ di sản của mình với những cộng đồng khác. Cần phải loại bỏ tâm lý hơn kém, đừng nghĩ rằng di sản của dân tộc này hơn di sản của dân tộc khác mà hãy hiểu rằng mỗi biểu đạt văn hóa đều có những giá trị khác nhau và chỉ có cộng đồng đó mới hiểu được hết giá trị của di sản văn hóa mà cộng đồng đó đang nắm giữ.

Thứ ba là cộng đồng chỉ có thể bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể khi di sản văn hóa phi vật thể ấy mang lại những lợi ích cụ thể, thiết thực. Ví dụ tập quán tâm linh, tín ngưỡng làm cho cuộc sống của họ phong phú hơn, bình yên hơn, phấn khởi và tự tin hơn. Nhưng cũng có một số di sản khác tạo ra những giá trị kinh tế, như những di sản phục vụ cho du lịch, những di sản tạo ra hàng hóa phục vụ cho đời sống con người... Những câu chuyện tạo ra giá trị gia tăng đó bản thân cộng đồng cũng có năng lực nhưng sẽ tốt hơn nếu các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp chung tay với họ, cùng giúp họ tạo ra sản phẩm mới, giá trị mới và giúp quảng bá, truyền thông đến các đối tượng cần thiết. Từ đó họ sẽ biết giữ gìn, trân trọng và sử dụng di sản một cách đúng đắn, hiệu quả.

Theo Kiều Liên
chinhphu.vn


qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 23/04/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Trải nghiệm trên sông Son
6h30 Phim tài liệu: Xứ Nguồn
7h00 Tường thuật Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng năm Giáp Thìn 2024
7h20 Tác giả - Tác phẩm
7h45 Dọc miền đất nước: Nghề làm nước mắm ở Phú Thuận
8h10 Câu chuyện âm nhạc
8h20 Sách hay thay đổi cuộc đời
8h35 Phim tài liệu: Tôi là công dân nước tự do
9h00 Đời sống ngư dân
9h15 Vì chủ quyền an ninh biên giới
9h25 Điện và đời sống
9h45 Phim tài liệu: Bài ca thống nhất
10h10 Dọc miền đất nước: Nghề làm nước mắm ở Phú Thuận
10h25 Quốc phòng toàn dân
10h40 Pháp luật và đời sống
10h55 Quảng Ninh xưa và nay: Linh thiêng Chùa Giữa Đồng
11h00 Ký sự: Phước Tích - Hương xưa ngày mới
11h15 Điện và đời sống
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 34
12h45 Phim tài liệu: Tôi là công dân nước tự do
13h05 Đời sống ngư dân
13h20 Pháp luật và đời sống
13h35 Câu chuyện âm nhạc
13h50 Sách hay thay đổi cuộc đời
14h00 Phim tài liệu: Xứ Nguồn
14h30 Vì chủ quyền an ninh biên giới
14h45 Dọc miền đất nước: Nghề làm nước mắm ở Phú Thuận
15h00 Tường thuật Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng năm Giáp Thìn 2024
15h20 Tác giả - Tác phẩm
15h40 Phóng sự: Nghị quyết 36/NQ -TƯ mở ra tầm vóc Việt Nam - Đột phá nhận thức - Hành động
16h00 Phim tài liệu: Bài ca thống nhất
16h20 Thái Bình trầm tích thời gian: Thôn Bùi Xá và Di tích lịch sử của làng
16h40 Quốc phòng toàn dân
16h45 Điện và đời sống
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Trải nghiệm trên sông Son
17h20 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
17h30 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 34
18h15 Pháp luật và đời sống
18h30 Giáo dục và Đào tạo
18h45 Bản tin Kinh tế - Tài chính
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Phim tài liệu: Nghị quyết 41 - NQT/TƯ - Động lực phát triển đội ngũ doanh nhân Quảng Bình trong thời kỳ mới
20h40 Truyền thông chính sách
20h55 Phim truyện: Thiên đường ở bên ta - Tập 31
21h40 Tác giả - Tác phẩm
21h55 Khám phá Quảng Bình: Trải nghiệm trên sông Son
22h05 Bản tin Kinh tế - Tài chính

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 4/23/2024 1:18:28 PM
MuaCKBán
AUD 16,086.35 16,248.8416,769.95
CAD 18,195.12 18,378.9118,968.33
CHF 27,338.60 27,614.7528,500.38
CNY 3,456.34 3,491.253,603.76
DKK - 3,584.673,721.91
EUR 26,544.10 26,812.2227,999.27
GBP 30,775.52 31,086.3832,083.34
HKD 3,179.16 3,211.273,314.26
INR - 305.76317.98
JPY 160.26 161.88169.61
KRW 16.05 17.8319.45
KWD - 82,702.8686,008.35
MYR - 5,294.625,410.05
NOK - 2,284.042,380.99
RUB - 260.34288.19
SAR - 6,795.627,067.23
SEK - 2,304.982,402.82
SGD 18,307.44 18,492.3719,085.43
THB 609.44 677.15703.07
USD 25,148.00 25,178.0025,488.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 11:51:19 AM 23/04/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 80.000 82.500
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 72.900 74.700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,3 chỉ, 0,5 chỉ 72.900 74.800
Vàng nữ trang 99,99% 72.600 73.900
Vàng nữ trang 99% 71.168 73.168
Vàng nữ trang 75% 53.081 55.581
Vàng nữ trang 58,3% 40.738 43.238
Vàng nữ trang 41,7% 28.469 30.969
qc qc