Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ 7 20/04/2024

Tin trong nước >> Kinh tế

Việt Nam thăng hạng 'quyền lực mềm toàn cầu'
Cập nhật lúc 16:52 26/02/2021

Theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu (Brand Finance Global Soft Power Index Report) năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu.

Cụ thể, vị trí của Việt Nam được cải thiện, tăng 2,5 điểm, thay đổi từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia và những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được trong năm qua.
 

Ảnh: Brand Finance

Theo đánh giá của Brand Finance, Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu. Uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm qua đã tăng lên phần lớn nhờ chủ trương và phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cũng như sự năng động, nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Nhằm công bố Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu năm 2021, Brand Finance đã tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh 2021 về quyền lực mềm toàn cầu” từ 19h-23h thứ Năm, ngày 25/2/2021 (giờ Việt Nam). Hội nghị có sự tham gia của cựu Ngoại trưởng - cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, bà Hillary Rodham Clinton cùng nhiều diễn giả nổi tiếng khác trên thế giới và được truyền thông trên BBC Global News.

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, “quyền lực mềm” Việt Nam không chỉ là sự kế thừa và phát huy nền tảng vốn có từ lịch sử dân tộc hào hùng, nền văn hiến, chính sách đối ngoại hòa bình… mà còn là sự phát triển, tận dụng cả những vị thế mới, lợi thế mới.

Năm 2020, Việt Nam thực hiện thành công vai trò kép Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong bối cảnh muôn vàn khó khăn là một minh chứng về vận dụng hài hòa sức mạnh mềm trong quan hệ đa phương – song phương của Việt Nam.  

Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỉ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm (từ 136% năm 2010 lên xấp xỉ 200% vào năm 2019). Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới.

Bộ Công Thương hiểu rằng, trong nền kinh tế hiện đại và không ngừng phát triển, thương hiệu sản phẩm của quốc gia nào chiếm lĩnh thị trường quốc tế càng lớn thì quốc gia đó càng hùng mạnh. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì việc xây dựng thương hiệu càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng.

Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai từ năm 2003, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu của mình một cách chuyên nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

“Rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. Có thể kể đến như Viettel - Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam - TOP15 nhà mạng trên thế giới về thuê bao di động và top 40 thế giới về doanh thu; Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) đang vươn dần lên vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN; Công ty TNHH Nhà nước một thành viên yến sào Khánh Hòa đứng đầu khu vực châu Á về sản lượng khai thác yến; Công ty CP Sữa TH, doanh nghiệp đầu tiên có được “giấy thông hành” đi vào thị trường Trung Quốc, thị trường có lượng tiêu thụ sữa đứng thứ hai thế giới…”, ông Vũ Bá Phú cho biết.

Trong thời gian tới, để xây dựng và phát huy “sức mạnh mềm”, ông Vũ Bá Phú cho rằng, Việt Nam cần xây dựng định hướng chiến lược về phát huy sức mạnh mềm một cách bài bản, dài hạn trong thời kỳ mới, đặc biệt trong kỷ nguyên số. Đồng thời, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo; từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bên cạnh việc xây dựng, phát huy “sức mạnh mềm”, Việt Nam cũng cần tăng cường, hoàn thiện sức mạnh cứng để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đó chính là “sức mạnh thông minh” trong thời đại mới, để nâng tầm hội nhập sâu rộng và hiệu quả, phát huy vị thế mới về địa chiến lược, địa kinh tế của đất nước.

 

Brand Finance là công ty tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới, có trụ sở tại London (Anh).


Theo báo cáo Nation Brands 2020 của Brand Finance, Việt Nam có giá trị thương hiệu quốc gia tăng nhanh nhất thế giới khi tăng tới 29% so với năm trước, lên 319 tỷ USD. Thứ hạng của Việt Nam cũng cải thiện từ vị trí 42 lên 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia có giá trị nhất của Brand Finance.

Là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá giá trị thương hiệu quốc gia, hằng năm, Brand Finance thực hiện Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu (Brand Finance Global Soft Power Index Report). Đây được coi là báo cáo nghiên cứu toàn diện liên quan đến đánh giá quyền lực mềm của các quốc gia.

Năm 2021, Brand Finance đã thực hiện khảo sát 75.000 người (bao gồm cả chuyên gia và công chúng) đến từ 102 nước nhằm đánh giá về quyền lực mềm của 105 quốc gia.

Kết quả về Chỉ số quyền lực mềm của các quốc gia được tổng hợp từ các tiêu chí: Tính phổ biến của thương hiệu quốc gia đó; Ảnh hưởng tổng thể của quốc gia: Mức độ mà một quốc gia được coi là có ảnh hưởng tại quốc gia của người trả lời cũng như trên thế giới; Danh tiếng tổng thể của quốc gia: Quốc gia này có được coi là có danh tiếng mạnh mẽ và tích cực trên toàn cầu không?; Khả năng ứng phó của quốc gia trước dịch bệnh COVID-19; Hiệu suất trên 7 trụ cột của quyền lực mềm (kinh doanh, thương mại, quản trị, quan hệ quốc tế, văn hóa và di sản, truyền thông và báo chí, giáo dục và khoa học, con người và giá trị
).

 
Theo Phan Trang
chinhphu.vn

 



qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 20/04/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Làng Võ Xá
6h25 Điện và đời sống
6h40 Pháp luật và đời sống
7h00 Phim truyện: Lãng mạn trong tay em - Tập 8
7h45 Dọc miền đất nước: Sơn son thếp vàng - Nghề xưa còn lại
8h00 Âm vang miền cửa biển: Câu chuyện của rối
8h15 Phóng sự: Tân Hóa - Làng du lịch bình yên
8h30 Phim tài liệu: Chuyện kể 30 tháng 4 - Nhân chứng thứ 3
9h00 Kids Dance
9h15 Vì chủ quyền an ninh biên giới
9h30 Công thương Quảng Bình
9h40 Phim tài liệu: Việt Nam - 30 ngày ở Sài Gòn
10h40 Màu thời gian: Hành khúc ngày và đêm
10h55 Quảng Ninh xưa và nay: Am Thiền Định
11h00 Ký sự: Làng mộc Kim Bồng
11h15 Điện và đời sống
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Tha thứ cho anh - Tập 28
12h45 Phim tài liệu: Chuyện kể 30 tháng 4 - Nhân chứng thứ 3
13h10 Chương trình truyền hình: Đồng bào Rục và niềm vui của cuộc sống mới
13h30 Thái Bình trầm tích thời gian: Chuyện kể những ngôi đình cổ ở Hồng Minh
13h45 Sức khỏe là vàng
14h30 Pháp luật và đời sống
14h45 Dọc miền đất nước: Sơn son thếp vàng - Nghề xưa còn lại
15h00 Phim truyện: Lãng mạn trong tay em - Tập 8
15h45 Điện và đời sống
16h00 Phim tài liệu: Việt Nam - 30 ngày ở Sài Gòn
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Làng Võ Xá
17h20 Phóng sự: Tân Hóa - Làng du lịch bình yên
17h30 Phim truyện: Tha thứ cho anh - Tập 28
18h15 Pháp luật và đời sống
18h30 Đời sống ngư dân
18h40 Điện và đời sống
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Ký sự: Đường 20 Quyết Thắng - Tập 2
20h30 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
20h45 Phim truyện: Lãng mạn trong tay em - Tập 9
21h40 Khám phá Quảng Bình: Làng Võ Xá
21h35 Chương trình truyền hình: Đồng bào Rục và niềm vui của cuộc sống mới
21h55 Phim tài liệu: Bàu Tró - Những ẩn tích thời gian
22h20 Sách hay thay đổi cuộc đời

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 4/20/2024 4:44:33 PM
MuaCKBán
AUD 15,781.47 15,940.8716,452.24
CAD 17,962.12 18,143.5618,725.59
CHF 27,431.25 27,708.3428,597.19
CNY 3,438.94 3,473.673,585.64
DKK - 3,552.423,688.45
EUR 26,307.40 26,573.1327,749.81
GBP 30,708.07 31,018.2532,013.29
HKD 3,165.97 3,197.953,300.53
INR - 302.93315.05
JPY 160.50 162.12169.87
KRW 15.82 17.5819.18
KWD - 82,281.9085,571.24
MYR - 5,255.575,370.18
NOK - 2,249.332,344.82
RUB - 257.39284.93
SAR - 6,760.497,030.75
SEK - 2,259.942,355.88
SGD 18,152.89 18,336.2518,924.46
THB 609.62 677.36703.30
USD 25,133.00 25,163.0025,473.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 08:20:26 AM 20/04/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 82.000 84.000
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74.800 76.700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,3 chỉ, 0,5 chỉ 74.800 76.800
Vàng nữ trang 99,99% 74.700 76.000
Vàng nữ trang 99% 73.248 75.248
Vàng nữ trang 75% 54.656 57.156
Vàng nữ trang 58,3% 41.962 44.462
Vàng nữ trang 41,7% 29.345 31.845
qc qc