Sáng ngày 10/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về các giải pháp, nhiệm vụ cho 4 nội dung lớn ứng phó tổng thể, toàn diện với những tác động từ dịch Covid-19 tới các mặt của đời sống, xã hội. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình có đồng chí Hoàng Đăng Quang, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Công Thuật, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; đại diện Thường trực HĐND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành trong tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đại dịch Covid-19 đang tác động nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Là nước có độ mở kinh tế lớn, với kim ngạch xuất - nhập khẩu gấp đôi so với tổng sản phẩm trong nước, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ của Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, tiêu dùng giảm đến 40%, 30% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì được 3 tháng và 60% chỉ duy trì hoạt động được trong 6 tháng nếu dịch bệnh còn kéo dài. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước trong quý I chỉ được 3,82%, dù cao nhất trong số các nước châu Á nhưng thấp nhất trong 11 năm qua.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra đều giảm mạnh; chi phí để duy trì hoạt động trở thành gánh nặng; doanh thu sụt giảm, thậm chí thua lỗ; khả năng cầm cự không thể kéo dài; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường và tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng cao so với cùng kỳ. Đặc biệt, tại một số ngành, lĩnh vực như du lịch, lưu trú, nhà hàng cắt giảm từ 70 - 80%.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nếu diễn biến dịch có xu thế như hiện nay, ước tính trong quý II/2020 sẽ có trên 250.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và từ 1,5 - 2 triệu lao động bị ngừng việc.

Đối với Quảng Bình, quý I/2020, lượng khách du lịch đến địa phương ước giảm 27% so với cùng kỳ; các cơ sở lưu trú du dịch, lữ hành hoạt động cầm chừng, lao động phải tạm nghỉ hoặc nghỉ luân phiên; doanh thu của doanh nghiệp du lịch giảm khoảng 70%. Nhiều đơn hàng các sản phẩm thủy - hải sản đông lạnh, tinh bột sắn bị hủy hoặc điều chỉnh thời gian giao hàng. Các doanh nghiệp may và chế biến xuất khẩu chưa có đơn hành sau tháng 4/2020. Dịch bệnh cũng đã làm ảnh hưởng tiến độ các công trình, dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Trước tác động của tình hình dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp về chính sách tài khoá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Việc triển khai Nghị quyết hiệu quả sẽ góp phần cùng nhân dân, người lao động vượt qua khó khăn, ổn định lòng dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Về triển khai gói hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, Đảng và Nhà nước đã bố trí khoảng 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện ở ngay địa phương mình. Về bảo đảm an ninh trật tự trong bối cảnh khó khăn này, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an và tất cả các địa phương có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể, đặc biệt là nạn trộm cắp, tội phạm hình sự phát sinh do thất nghiệp, làn sóng di cư lao động, người dân trở lại khu vực nông thôn, hành vi đầu cơ nâng giá; đồng thời, có các biện pháp trấn áp các hành vi chống phá của thế lực thù địch, lợi dụng tình hình khó khăn.

Lượt xem: 394

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      2067 người đã bình chọn
      Thống kê: 1.456.267
      Online: 84