Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, sáng ngày 23/10, Quốc hội nghe các tờ trình và báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Tiếp đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã tiến hành thảo luận ở tổ hai Dự án Luật nêu trên.

Tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình, ông Vũ Đại Thắng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; bà Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên họp với sự tham gia của các vị ĐBQH tỉnh, gồm: ông Nguyễn Tiến Nam và ông Trần Quang Minh. Tham dự phiên họp có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Buổi sáng, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); tờ trình và báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Tiếp đó, các ĐBQH tỉnh Quảng Bình tiến hành thảo luận ở tổ. Điều hành phiên thảo luận, ông Vũ Đại Thắng yêu cầu các đại biểu căn cứ thực tiễn trên địa bàn, tập trung thảo luận góp phần hoàn thiện các Dự án Luật.

Đối với Luật Thi đua, khen thưởng, cần tạo cơ chế khen thưởng phù hợp, đúng người, đúng việc. Luật Điện ảnh mang tính đặc thù, cần hoàn thiện các cơ chế bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, cá nhân tham gia, người hưởng thụ, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Ông Vũ Đại Thắng, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh điều hành phiên thảo luận ở tổ.

Các đại biểu nhất trí cao với việc ban hành Luật Thi đua, khen thưởng, tạo động lực cho việc khích lệ phong trào thi đua. Bên cạnh đó, các đại biểu đã có các ý kiến cụ thể như tập trung khen thưởng cho các đối tượng trực tiếp, các tập thể nhỏ, chú trọng các cá nhân, thành phần ngoài công lập; tăng cường khen thưởng trong các cụm dân cư, trong xã, phường. Đại biểu nhấn mạnh vai trò của cơ sở, nhất là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua và đề nghị các phong trào thi đua, khen thưởng cần hướng đến người dân, lấy người dân làm trung tâm, tế bào của hoạt động thi đua, khen thưởng… Luật cần bảo đảm khen thưởng đúng người, đúng việc, không khen thưởng tràn lan để phát huy hiệu quả.

Với Luật Điện ảnh (sửa đổi), đây là luật đặc thù, có tác động lớn, do đó, các đại biểu đều thống nhất việc điều chỉnh Luật Điện ảnh là điều cần thiết để phòng, chống văn hóa ngoại lai, khuếch trương văn hóa Việt Nam. Cùng với đó, vấn đề tác quyền, bản quyền rất quan trọng khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do. Đại biểu cũng góp ý về các nội dung như duy trì phim Nhà nước tài trợ nhưng phải có sự quản lý để phát huy hiệu quả; về cơ chế đấu thầu sản phẩm điện ảnh để lựa chọn được những nhà làm phim tư nhân; cần chế tài để đảm bảo quyền của người sản xuất và phù hợp xu thế chung của thế giới…

Buổi chiều, Quốc hội đã nghe và thảo luận trực tuyến về báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021; báo cáo công tác năm 2021 của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; báo cáo công tác năm 2021 của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; báo cáo về công tác thi hành án năm 2021; báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2021; báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; báo cáo thẩm tra về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; tờ trình Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến; báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Lượt xem: 839

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      2071 người đã bình chọn
      Thống kê: 1.642.621
      Online: 101