Từ đầu năm 2021 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 43 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố, thị xã với tổng số lợn buộc tiêu hủy là 2.306 con. Mặc dù, các cấp, các ngành và người chăn nuôi đã triển khai đồng bộ biện pháp phòng, chống nhưng Dịch vẫn còn xảy ra ở một vài nơi. Mặt khác, do chưa có vắc xin để tiêm phòng, mầm bệnh đã tồn lưu trong môi trường, tình hình vận chuyển, mua bán lợn vẫn diễn ra phức tạp nên nguy cơ Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi lợn vẫn rất cao.

Để công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi kịp thời, hiệu quả, bảo đảm việc phát triển chăn nuôi và nguồn cung thịt lợn, nhất là vào dịp tết Nguyên đán năm 2022, ngày 13/12/2021, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2741/UBND-KT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết, nguy cơ tái phát, lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch; tập trung nguồn lực để tổ chức xử lý dứt điểm ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới, tiêu hủy lợn mắc bệnh, chết do bệnh; tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất…); kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn làm lây lan dịch bệnh theo quy định; củng cố, kiện toàn, tăng cường hệ thống thú y cấp xã theo quy định để đảm bảo đủ nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

Ðặc biệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương; phát hiện sớm, báo cáo nhanh nhằm xử lý trong diện hẹp; hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng chặt chẽ biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất sát trùng; khuyến khích, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; chỉ đạo cơ quan thú y cấp tỉnh thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn trên địa bàn tỉnh.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh chỉ đạo các thành viên Ban chỉ đạo viên tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch tại các địa phương, cơ sở. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Hải quan Quảng Bình theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn trái phép, nhập lậu; tuyên truyền, vận động người dân khu vực biên giới không tham gia các hoạt động buôn bán, nhập lậu lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới...

Ngoài ra, Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm trường hợp vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn trái phép, nhập lậu. Cục Quản lý thị trường tăng cường biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh...

 

Theo PV NQ

quangbinh.gov.vn

Lượt xem: 243

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1931 người đã bình chọn
      Thống kê: 131.057
      Online: 222