Hiện nay, lúa Đông xuân trà đầu, trà chính vụ đang giai đoạn làm đòng – trổ. Tuy nhiên, những ngày vừa qua, thời tiết rất thuận lợi (trời âm u, có mưa, độ ẩm cao) khiến các loại sâu bệnh tấn công lúa, nhất là bệnh đạo ôn cổ bông. Bệnh gây hại giai đoạn này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng lúa Đông xuân. Để đảm bảo an toàn cho sản xuất, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã có Công văn số 110/HD-TTBVTV về hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa.

Người dân phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa.

Theo đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm, chỉ đạo các địa phương khẩn trương kiểm tra đồng ruộng, thông báo thường xuyên về tình hình phát sinh gây hại của bệnh. Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân triển khai phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông; đặc biệt ở các trà lúa trước đã bị bệnh đạo ôn lá và ở trên các giống nhiễm nặng đạo ôn cổ bông như: P6, Đài thơm 8, Thiên ưu 8, TBR1, VN20… Ngoài ra, các địa phương khẩn trương tổ chức phun phòng phải đảm bảo 2 lần: trước trổ 5-7 ngày và sau trổ 5-7 ngày; đồng thời, sử dụng một trong các loại thuốc đặc hiệu có chứa hoạt chất như: Tricyclazole, Isprothiolane, Fenoxanil, Trilfoxystobin + Tebuconazole pha với 30 lít nước để phun cho 1 sào.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng lưu ý bà con nông dân không sử dụng phân bón và các chất kích thích sinh trưởng ở trà lúa sắp trổ có nguy cơ nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông. Đồng thời, nên phun thuốc vào sáng sớm, chiều mát, không được phun thuốc vào thời điểm lúa đang phơi màu. Các ruộng lúa sau khi phun thuốc nếu gặp trời mưa thì phải phun lại.

 

Lượt xem: 344

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1934 người đã bình chọn
      Thống kê: 170.111
      Online: 74