Chiều 31/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tại phiên thảo luận ở tổ, ông Vũ Đại Thắng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQB tỉnh Quảng Bình, Tổ trưởng tổ 5 (gồm ĐBQH các tỉnh: Hòa Bình, Quảng Bình, Phú Yên và Vĩnh Long) chủ trì phiên thảo luận.

Đặt vấn đề thảo luận, ông Vũ Đại Thắng nêu rõ: Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được ban hành cách đây hơn 15 năm. Việc thực hiện Pháp lệnh và các quy định khác về thực hiện dân chủ ở cơ sở thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn trong xã hội, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân… Ông Vũ Đại Thắng nhấn mạnh việc xây dựng, ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là cần thiết và Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XV.

Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQB tỉnh Quảng Bình

phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ.

Về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, sau gần 15 năm thực hiện, Luật đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lực gia đình, xử lý các hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao bình đẳng giới trong gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành. Hai Dự án Luật này gắn liền thực tiễn, do đó, ông Vũ Đại Thắng đề nghị các đại biểu thảo luận trực tiếp vào các nội dung của các Dự án Luật.

Thảo luận tại tổ, các ý kiến của ĐBQH tỉnh Quảng Bình đều tán thành sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Thực hiện dân chủ cơ sở.

Các ý kiến của ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng, xây dựng cơ sở pháp lý và cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ đã được Hiến pháp năm 2013 quy định. Bên cạnh đó, việc xây dựng và ban hành Luật Thực hiện dân chủ cơ sở là phù hợp với bối cảnh; góp phần hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này, bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, Nhân dân là người chủ của đất nước. Các ý kiến của ĐBQH tỉnh Quảng Bình còn cho rằng: cần có chế tài đối với người dân lợi dụng dân chủ để tiến hành trục lợi; quy định rõ hơn trách nhiệm làm chủ của Nhân dân thông qua các tổ chức, đoàn thể, chính trị, xã hội...

Thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), nhưng các ý kiến của ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng: Dự thảo Luật còn nhiều điểm hạn chế, một số điều bổ sung thiếu căn cứ, thiếu chính xác, chưa đảm bảo tính thống nhất, một số nội dung cần bổ sung thêm. Các ý kiến của ĐBQH tỉnh Quảng Bình cũng đã nêu cụ thể một số khoản, điều sửa đổi cần cân nhắc.

Lượt xem: 120

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      2066 người đã bình chọn
      Thống kê: 1.357.483
      Online: 256