Ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025. Trong phiên buổi sáng, bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đã tham gia ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga tham gia thảo luận tại hội trường.

Bày tỏ nhất trí với nội dung báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và các báo cáo tham gia thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội… đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, trong bối cảnh nhiều khó khăn và thách thức, Quốc hội đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, kể cả những chính sách chưa có trong tiền lệ. Với những hành động quyết liệt của Chính phủ, nửa nhiệm kỳ qua, kinh tế - xã hội nước ta đã vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội vẫn còn những khó khăn, tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động không đạt mục tiêu. 

Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, năng suất lao động có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Vì vậy, đại biểu cho rằng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Chính phủ cần tập trung cải thiện chỉ tiêu quan trọng này, nâng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đề nghị: “Báo cáo nửa nhiệm kỳ của Chính phủ cần đánh giá cụ thể rõ hơn bằng các tiêu chí, con số rõ ràng; đặc biệt, Chính phủ cần có giải pháp tổng thể, lâu dài tương xứng với yêu cầu là khâu đột phá. Cần xây dng chiến lược phát triển nguồn nhân lực Quốc gia.  Trong đó, cần có chính sách mnh để thực sự khuyến khích đổi mới sáng to, tập trung nguồn lực cho các ngành có giá trị gia tăng cao như các ngành công nghiệp mới, công nghệ cao”.

Trong giáo dục nghề nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đề nghị quan tâm đến việc đa dạng hóa phương thức đào tạo, phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt. Việc đào tạo nghề cần gắn với doanh nghiệp và việc làm. Năm 2024, Chính phủ cần tổng kết 10 năm thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp để hoàn thiện thể chế đẩy mạnh cho nhiệm vụ này. Với giáo dục đại học cần đẩy mạnh tự chủ và trách nhiệm giải trình một cách thực chất có chiều sâu.

* Chiều nay (1/11), bà Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đã tham gia thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và một số vấn đề cử tri quan tâm, phản ánh.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm tham gia thảo luận tại hội trường.

Thảo luận về kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nêu rõ, những ngày qua, dư luận xôn xao về việc lạm thu trong các trường học. Là tỉnh khó khăn nhưng qua nghiên cứu, khảo sát, để chia sẻ khó khăn của người dân, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã thông qua Nghị quyết miễn, giảm học phí cho năm học 2023-2024 cho học sinh đã được dư luận đồng tình. Trước đó, năm 2021, Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng đã ban hành danh mục các khoản thu dành cho nhà trường với mức thu rõ ràng, phù hợp nên Quảng Bình hạn chế được tình trạng lạm thu. 

Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng rõ cơ chế này nhưng dù có phù hợp thì đây chỉ là giải pháp tạm thời, bởi lẽ không giải quyết được việc tăng nguồn thu cho giáo dục sẽ xảy ra tình trạng "thấp chỗ này, phình chỗ kia". Chính sách ưu việt của việc miễn, giảm kéo dài thời gian tăng học phí sẽ không bù đắp nổi với những khoản chi phí phát sinh mà phụ huynh phải đánh giá.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu có lộ trình phù hợp để cân đối giữa mức tăng học phí và các quy định để đảm bảo hài hòa quyền lợi cho các cơ sở giáo dục và phụ huynh. Qua đó, đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục công lập trong giai đoạn hiện nay...

Ngoài ra, để đảm bảo nguồn lực giải quyết những khó khăn, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục quan tâm đầu tư, bố trí ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đảm bảo theo quy định tại Nghị quyết 34 của Quốc hội. 

Về vấn đề cháy, nổ, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nêu rõ, chưa bao giờ vấn đề này lại được cả xã hội quan tâm nhiều, nhưng cũng chưa bao giờ tần suất các vụ cháy xảy ra nhiều, quy mô lớn và diện rộng như hiện nay. Hiểm họa từ cháy, nổ ở khắp nơi, từ công xưởng đến chung cư, nhà dân hay quán karaoke và cả trường học. Dù đã có nhiều hội nghị bàn giải pháp, nhiều ngành liên quan tiến hành thanh, kiểm tra nhưng dường như đây là hệ quả của một quá trình dài. Việc phòng cháy, chữa cháy tiến hành không đồng bộ, thiếu chặt chẽ và buông lỏng quản lý. 

Tại kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định, Bộ Xây dựng và Bộ Công an đang phối hợp để đưa ra các giải pháp tăng cường cho các công trình hiện hữu nhằm đảm bảo tốt nhất, an toàn phòng cháy. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy sẽ hướng dẫn cho từng công trình cụ thể. Tuy nhiên, câu hỏi chưa có lời hối đáp. 

Từ tháng 5 tới nay, liên tiếp các vụ cháy xảy ra trên khắp các tỉnh, thành với tính chất, quy mô, mức độ phức tạp đã khiến cho dư luận không khỏi bàng hoàng và lo lắng. Trước tình hình này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm bày tỏ nhất trí với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội là dứt khoát không hợp thức hóa những sai phạm của chung cư mini trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Đồng thời, đề nghị Chính phủ kịp thời chỉ đạo, xác định trách nhiệm xử lý cá nhân, tổ chức liên quan để đảm bảo tính răn đe; chỉ đạo rà soát lại quy chuẩn, hoàn thiện quy định về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thực tiễn.

Lượt xem: 209

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1934 người đã bình chọn
      Thống kê: 169.819
      Online: 103