Tiếp tục nội dung của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng nay (23/11), Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đã tham gia thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga tham gia thảo luận tại hội trường.

Thảo luận về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, Dự án Luật được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội đã đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc và tương đối toàn diện.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cũng đề nghị Dự thảo Luật cần tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ hơn về chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo hiểm xã hội và tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn, trở thành trụ cột an sinh xã hội chính, đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội trước áp lực già hóa dân số, tác động của cách mạng, khoa học công nghệ đến thị trường lao động và những bất cập trong bảo hiểm xã hội hiện hành; đảm bảo kế thừa, ổn định và phát triển. 

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đề nghị: “Rà soát hệ thống pháp luật liên quan và đánh giá tác động kỹ hơn các chính sách mới như: bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội, bổ sung nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc, giảm thời gian đóng bảo hiểm… Để bảo đảm tính khả thi của Dự thảo Luật, đặc biệt là các nguồn lực tài chính, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội, khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội. Rà soát kỹ về quyền trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là vấn đề xử lý vi phạm các đối tượng trốn đóng bảo hiểm xã hội”.

Góp ý về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga băn khoăn về tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Đồng thời đề nghị, ngoài thủ tục hành chính đơn giản, Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích bước đầu bù đắp một phần đối với các đối tượng này; có chính sách bảo hiểm bắt buộc linh hoạt theo nguyên tắc đóng ít - hưởng ít, đóng nhiều - hưởng nhiều để tạo sự lựa chọn và sự hấp dẫn cho người tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Về giảm năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để có các giải pháp đồng bộ, tránh tình trạng làm nảy sinh các kẽ hở dẫn đến việc lợi dụng.

Về trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng cần có một giải pháp đồng bộ để bảo vệ người lao động và để người lao động không muốn rút bảo hiểm một lần. Dự thảo Luật đề xuất 2 phương án, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên là phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần. Do vậy, Luật có thể xem xét thiết kế thành các phương án để người lao động lựa chọn.

Lượt xem: 259

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1932 người đã bình chọn
      Thống kê: 146.727
      Online: 127