Những năm qua, Quảng Bình đã huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, giúp cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn huy động, góp phần giảm nghèo bền vững.

Quảng Bình huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo,

giúp cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn huy động.

Để huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, ngoài nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 40/2022 về việc Quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong đó gồm cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng và cơ chế huy động các nguồn lực hợp pháp khác. Căn cứ Nghị quyết, các nguồn lực đã được huy động, quản lý và sử dụng được thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo theo quy định của pháp luật đem lại hiệu quả tích cực, giúp cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn huy động, góp phần giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2022 về việc Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu Quốc gia, giữa các Chương trình mục tiêu Quốc gia với các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025. Việc lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các dự án đã đảm bảo được tính hiệu quả, đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm và tránh lãng phí, chồng chéo trong việc sử dụng các nguồn vốn.

Để việc phân bổ nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và các dự án, chính sách giảm nghèo, khuyến khích thoát nghèo bền vững hằng năm và giai đoạn 2021-2025 được thực hiện đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách Nhà nước và các quy định liên quan, đồng thời bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và địa phương trong việc thực hiện Chương trình; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển; UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 23/2022 Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 35/2022 Quy định một số nội dung và mức hỗ trợ nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách Nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, hàng năm căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết phân bổ các nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp, vốn đối ứng của địa phương để thực hiện Chương trình cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và địa phương triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi cho đối tượng người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm kịp thời, đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. Tín dụng chính sách trong chương trình giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó việc được sử dụng nguồn vốn vay từ chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã dần thay đổi tâm lý trông chờ, ỷ lại, giúp hộ nghèo chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống. Hàng nghìn hộ nghèo nhờ vốn vay ưu đãi đã biết tổ chức sản xuất và sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; nhiều sản phẩm của nông dân, người nghèo... đạt các tiêu chuẩn sản phẩm chất lượng OCOP; các hợp tác xã, các trang trại sản xuất, kinh doanh... đã thu hút hàng ngàn lao động là người nghèo, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cuộc sống góp phần thoát nghèo bền vững.

Chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cơ hội học tập cho học sinh, sinh viên, giúp cho các em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện trang trải các chi phí trong học tập, sinh hoạt; giúp hộ nghèo giảm bớt được sức ép và nỗi lo về điều kiện tài chính chu cấp cho con em trong suốt quá trình học tập, giúp các em có cơ hội vươn lên thực hiện ước mơ học tập của mình để cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình.

 

Lượt xem: 61

Đánh giá:

lượt đánh giá: 0, trung bình: 0.00



 Đóng góp ý kiến cho tin bài


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
     Thăm dò ý kiến, bình chọn
    Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
    2066 người đã bình chọn
    Thống kê: 1.354.297
    Online: 183