Trong năm 2023, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương có liên quan; sự nỗ lực phấn đấu của đồng bào các dân tộc thiểu số; và đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của Ban Dân tộc, việc triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Các chương trình, dự án, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, có trọng tâm, góp phần quan trọng giúp đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống để thoát khỏi đói nghèo.

 

Đồng bào dân tộc thiểu số luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp

Xác định công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030 là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh đã triển khai, ban hành các kế hoạch liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc ở địa phương, trọng tâm là Kế hoạch số 1133/KH-UBND ngày 12/6/2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; chỉ đạo các Sở ngành tham mưu các văn bản hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ thực hiện chức năng giải quyết nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến công tác dân tộc. Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc, ngay từ đầu năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình đã ban hành Chương trình công tác năm 2023, triển khai chỉ đạo, nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng thời gian và chất lượng, kết hợp với các sở, ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với vùng dân tộc và miền núi.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là một trong những chương trình trọng tâm trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Huyện Lệ Thủy có 3 xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều với 24 thôn, bản và trên 2.300 hộ. Trong những năm qua, được sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện đã có những tiến bộ vượt bậc về cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 có thể coi là một trong những chương trình quan trọng kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi diện mạo của vùng đất và con người nơi đây.

Bà con vùng đồng bào dân tộc tiểu số được hưởng lợi từ nhiều chính sách dân tộc

Cùng với chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong năm 2023, tỉnh Quảng Bình cũng tích cực triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy mà tình hình sản xuất và đời sống của đồng bào cơ bản ổn định và phát triển. Các lĩnh vực sản xuất, kinh tế chủ yếu cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, nhất là phát triển nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi. Công tác quản lý, kiểm tra, phòng chống cháy rừng được thực hiện thường xuyên. Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển kinh tế hộ vươn lên làm giàu ngày càng tăng, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với đó, công tác giáo dục cũng có những bước phát triển vượt bậc. 100% xã miền núi có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; 100% xã miền núi đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, nhiều nơi đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Công tác chăm sóc sức khỏe của Nhân dân được quan tâm. Nhiều chính sách về y tế được triển khai. 100% xã có trạm y tế, được bố trí bác sỹ, y sỹ, nữ hộ sinh; 100% thôn bản có nhân viên y tế cộng đồng; 100% người dân hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng được chú trọng. Hiện tỉnh Quảng Bình có 3 Lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Bộ Vǎn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thế Quốc gia đó là: Lễ hội Đập trống của người Ma Coong ở xã Thượng Thạch, huyện Bố Trạch; Lễ hội Trỉa lúa của dân tộc Bru Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh và Lễ hội Mừng cơm mới cũng của dân tộc Bru Vân Kiều ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy. Các di sản trên sẽ góp phần quảng bá những giá trị vǎn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch cũng như phát triền kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình.

Trên cơ cở các chủ trương, chính sách, chương trình được Trung ương đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục nỗ lực phối hợp với các ban ngành, đơn vị, địa phương để thực hiện hiệu quả, đặc biệt là chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, góp phần đưa vùng biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Bình ngày càng phát triển.

 

 

Lượt xem: 499

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1932 người đã bình chọn
      Thống kê: 140.400
      Online: 159