Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 4/6, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Đại biểu Trần Quang Minh chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại biểu Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ hơn về công tác khai khoáng, sử dụng và quản lý đất hiếm trong thời gian qua?

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình về chiến lược khai thác, chế biến khoáng sản Việt Nam, Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm tương đối lớn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai Đề án điều tra cơ bản, sau khi hoàn thành sẽ báo cáo Thủ tướng. Đồng thời khẳng định quan điểm, việc khai thác, chế biến cần tính đến chế biến sâu, chế biến tinh, phục vụ cho các ngành công nghiệp Việt Nam, nhất là công nghiệp chíp bán dẫn, hướng tới xuất khẩu.

Liên quan đến việc cần thiết phải đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản cũng như việc tiếp tục hoàn thiện quy định về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho biết, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa đề cập đến thực trạng thực hiện việc đấu giá hiện nay. Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, còn nhiều tồn đọng trong xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, việc thực hiện đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản còn nhiều vi phạm, nhiều địa phương chậm thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản…

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ hơn thực trạng, trách nhiệm và giải pháp của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm khắc phục những hạn chế tiêu cực của những vấn đề trên nhằm thu đúng, thu đủ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật?

Trả lời chất vấn của đại biểu liên quan đến tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, tiền cấp quyền khai thác thực hiện theo Luật Khoáng sản, sau 13 năm thực hiện, chính sách này đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; cũng như trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giấy phép. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tính đến năm 2023, tổng số tiền thu được từ cấp quyền khai thác khoáng sản đạt trên 55.887 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong quá trình thực hiện cũng có một số bất cập như đại biểu băn khoăn, đó là tiền cấp quyền được tính theo trữ lượng khai thác và không phụ thuộc vào trữ lượng khai thác thực tế, vì vậy có nhiều biến động. Bởi khi điều tra cơ bản địa chất phục vụ khai thác khoáng sản, nhưng có nhiều mỏ khoáng sản không thể đánh giá trữ lượng tuyệt đối. Tiền cấp quyền được tính trên cơ sở kết quả điều tra thăm dò khoáng sản nên độ chính xác tương đối. Vì vậy, trong Dự thảo Luật Địa chất khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu theo hướng, tiền cấp quyền vẫn tính theo trữ lượng nhưng được quyết toán theo khối lượng thực tế.

Lượt xem: 252

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1931 người đã bình chọn
      Thống kê: 124.405
      Online: 209