Sáng ngày 19/7, Thường trực Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố để đánh giá về tình hình, kết quả công tác chuyển đổi số Quốc gia; phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình có đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Được triển khai từ năm 2020, đến nay, chương trình chuyển đổi số Quốc gia đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở. Nhận thức và hành động về chuyển đổi số Quốc gia tiếp tục chuyển biến và lan tỏa ngày càng sâu rộng. Việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số Quốc gia và Đề án 06 được triển khai tích cực. Chính phủ số tiếp tục có bước phát triển. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh, đã có 16,4 triệu tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, cung cấp 4.543/6.325 thủ tục hành chính, 43/53 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06. Kinh tế số của Việt Nam tăng trưởng đứng đầu khu vực ASEAN. Sản phẩm số của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển và xuất khẩu đi khắp thế giới, đạt hơn 117 tỷ USD năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 65 tỷ USD. Chuyển đổi số phục vụ người dân, an sinh xã hội có bước phát triển mạnh mẽ. Hạ tầng số, nền tảng số được quan tâm đầu tư và có bước phát triển. 100% xã, phường, thị trấn đã được kết nối Internet cáp quang. Theo đánh giá của nhiều tổ chức Quốc tế, chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2022 xếp hạng 86/193. Chỉ số Đổi mới sáng tạo luôn duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là những động lực lớn trong phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ này và những nhiệm kỳ tiếp theo. Vì vậy, điều quan trọng nhất, quyết định nhất, mang tính chiến lược, lâu dài, cơ bản là các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải tiên phong, gương mẫu thúc đẩy chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thủ tướng cũng yêu cầu phân công công việc "rõ mục tiêu, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả" và tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc. Trong đó, Thủ tướng lưu ý 5 trọng tâm, gồm: phát triển nhân lực số, công dân số, kỹ năng số, tài năng số; ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số toàn diện nhưng phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả; quản lý, điều hành số hóa, thông minh; khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách cho chuyển đổi số theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát.

Lượt xem: 110

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1933 người đã bình chọn
      Thống kê: 149.342
      Online: 99