Tỉnh Quảng Bình đang chuẩn bị bước vào mùa mưa bão năm 2024. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trong và sau mưa bão, lũ lụt; thực hiện Công văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung liên quan.

Ảnh minh họa.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu cần thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin dự báo về các hiện tượng thời tiết bất thường để chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Bố trí lực lượng theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến môi trường trước, trong và sau mỗi đợt bão, mưa lũ, không để xảy ra sự cố môi trường tại các đơn vị, cơ sở tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao.

Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, trong đó xác định phương án cụ thể đối với từng khu vực, cơ sở nguy cơ cao xảy ra sự cố môi trường. Tiến hành làm vệ sinh môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường ngay sau khi nước đã rút, đảm bảo không để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường thứ phát và phát sinh dịch bệnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, đặc biệt là đối với các cơ sở có hồ chứa chất thải, các bãi lưu giữ chất thải, hồ chứa quặng đuôi của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, các cơ sở xử lý chất thải, hồ chứa nước của các nhà máy thủy điện có nguy cơ sạt lỡ hoặc vỡ đập do mưa lớn, lũ lụt....

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc điều tra, thống kê, đánh giá các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường tại các lưu vực sông, hồ, đập chứa, các công trình thủy lợi, thủy điện, khu vực nuôi trồng thủy, hải sản... để chủ động thực hiện hoặc hướng dẫn các cơ sở tiến hành cải tạo, gia cố, đặc biệt là các điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở cao, đảm bảo chắc chắn, không bị sạt lở do mưa bão, lũ lụt gây ra; xây dựng phương án, sẵn sàng bố trí các nguồn lực ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Sở Y tế chỉ đạo, tổ chức phun thuốc khử trùng, diệt bọ gậy, ruồi, muỗi... để phòng, chống các loại dịch bệnh phát sinh sau mưa lũ; có phương án dự phòng hóa chất xử lý nước sinh hoạt và hướng dẫn các địa phương xử lý nước giếng bị ô nhiễm do lũ lụt để sử dụng cho sinh hoạt, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân vùng lũ.

UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc điều tra, thống kê, đánh giá các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn quản lý, đặc biệt là tại các khu vực đã từng xảy ra sự cố môi trường các năm trước đây; công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật; đồng thời, xây dựng phương án, sẵn sàng bố trí các nguồn lực ứng phó khi có sự cố xảy ra…

 

Lượt xem: 88

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1931 người đã bình chọn
      Thống kê: 125.777
      Online: 5