Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030; giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là mục tiêu chung tại Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vừa được UBND tỉnh ban hành.

Ảnh minh họa.
Kế hoạch cũng đề ra các mục tiêu cụ thể, gồm: mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tăng tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV. Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tăng tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tăng tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV; tăng tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế. Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.
Quảng Bình phấn đấu năm 2025, 100% bệnh nhân HIV mắc lao được điều trị đồng thời lao và ARV; 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV (PCR) và kết nối với điều trị khi trẻ có kết quả PCR dương tính; 100% huyện duy trì triển khai giám sát phát hiện HIV, bệnh nhân AIDS, tử vong theo đúng hướng dẫn quy định tại Thông tư 07/2023/TT-BYT; 100% huyện thực hiện thu thập và báo cáo số liệu theo đúng quy định Thông tư 05/2023/TT-BYT và đảm bảo chất lượng; 90% người nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh biết được tình trạng nhiễm HIV...