Sáng ngày 22/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh đã tổ chức họp để đánh giá tình hình phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Quang cảnh cuộc họp.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh, 2 loại dịch bệnh chủ yếu xuất hiện trên động vật hiện nay là dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục trên trâu, bò. Tính đến ngày 20/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện 21 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 21 xã, phường thuộc 6 huyện, thành phố, thị xã; làm 851 con lợn buộc phải tiêu hủy, trong đó có 13 xã, phường chưa qua 21 ngày. Riêng bệnh viêm da nổi cục trâu, bò đã xảy ra tại 3.424 hộ/116 xã, phường, làm 5.677 con trâu, bò mắc bệnh và mới chỉ có trên 20% số trâu, bò lành triệu chứng, còn lại đang được theo dõi, điều trị.

Qua đánh giá của Ban Chỉ đạo cũng như các địa phương cho thấy, bệnh dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò hiện vẫn đang diễn biến phức tạp. Để phòng, chống dịch bệnh, UBND tỉnh đã cấp kinh phí gần 3 tỷ đồng để mua vắc xin, vật tư, dụng cụ và phân bổ cho 8/8 huyện, thị xã, thành phố để tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin viêm da nổi cục. Các địa phương hiện đang tích cực triển khai tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển, kinh doanh, chăn nuôi của các hộ dân để hạn chế việc lây lan dịch bệnh.

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Hiện dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, vì vậy, cùng với việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị cấp cơ sở, tránh tư tưởng chủ quan, bị động để dịch lây lan. Các đơn vị chuyên môn hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi thực hiện đúng các quy trình về tiêu độc khử trùng, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thức ăn, con giống. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo việc chuyển tải nội dung vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển sản xuất, tránh gây hoang mang, lo lắng trong người dân. Xử lý nghiêm nếu phát hiện thấy các trường hợp không tuân thủ quy định về phòng, chống dịch. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ, kinh doanh gia súc. Chăm sóc tốt cho vật nuôi bị bệnh theo đúng hướng dẫn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y là cơ quan chuyên môn thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình để có chỉ đạo xử lý kịp thời. Các địa phương, cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường phối hợp trong công tác phòng, chống dịch.

 

Lượt xem: 212

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1932 người đã bình chọn
      Thống kê: 136.801
      Online: 162