Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 22/12/2020, toàn tỉnh Quảng Bình đã phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng và sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân; tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ngành, các tổ chức cá nhân tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định đời sống Nhân dân nên hầu hết các mục tiêu Nghị quyết cơ bản hoàn thành.

Nhiều ngôi nhà bị sập, đổ, trôi đã được hỗ trợ xây dựng mới giúp người dân ổn định cuộc sống.

Cụ thể: 100% nhà sập, đổ, trôi, nhà hư hỏng nặng (gồm 1.679 nhà) đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa trước Tết Nguyên đán 2021 với kinh phí khoảng trên 410 tỷ đồng. Ổn định chỗ ở mới cho các hộ dân phải di dời khẩn cấp, đồng thời hoàn thiện thêm một số hạng mục công trình phụ trợ giúp đỡ người dân thuận lợi trong sinh hoạt.

Việc khắc phục khẩn cấp đối với hạ tầng phục vụ sản xuất được các địa phương triển khai kịp thời, kết hợp với hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, nên 100% diện tích lúa, hoa màu được phục hồi, sản xuất trong vụ Đông Xuân 2020- 2021, đặc biệt sản lượng lương thực năm 2021 đạt 32 vạn tấn (cao nhất từ trước đến nay).

Chăn nuôi có sự phục hồi sau lũ lụt; tổng đàn gia súc, gia cầm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tương đương thời điểm trước lũ, đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho người dân dịp cuối năm, Tết Nguyên đán. 100% trường học, trạm y tế được hỗ trợ, sửa chữa đưa vào sử dụng bình thường sau lũ (gồm 286 điểm trường, 1.172 phòng học chức năng; 6 trạm y tế được sửa chữa).

Bên cạnh đó, đã thực hiện cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu cứu trợ khẩn cấp cho Nhân dân các vùng ngập lụt bị chia cắt tại 07 huyện, thị xã với tổng chi phí hàng hóa 3,3 tỷ đồng, đảm bảo 100% người dân không bị đói, rét trong dịp Tết Nguyên đán và kỳ giáp hạt năm 2021. Huy động các nguồn lực xây dựng 800 mô hình nhà vượt lũ, 80 nhà văn hóa cộng đồng gắn với chức năng vượt lũ để tiếp nhận các hộ dân khi có lũ lụt xảy ra.

Toàn bộ hệ thống điện, 360km đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc được khắc phục; đặc biệt, nhanh chóng khắc phục hệ thống nước sạch tập trung ở nông thôn, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh ở nông thôn được nâng lên gần 98% đảm bảo sức khỏe của người dân sau lũ. Hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất từng bước được gia cố, sửa chữa, nâng cấp từ nguồn vốn hỗ trợ của các cấp, các bộ, ngành, địa phương với tổng số vốn là 378 tỷ đồng (riêng hỗ trợ khắc phục lũ lụt năm 2020 là 225 tỷ đồng).

 

 

Lượt xem: 262

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1934 người đã bình chọn
      Thống kê: 169.741
      Online: 93