Ngày 28/8, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ đã tổ chức phiên họp trực tuyến với các địa phương về sơ kết tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia chủ trì phiên họp. Dự phiên họp tại điểm cầu Quảng Bình có đồng chí Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025 cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Các đại biểu tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, các địa phương đã tích cực xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, điều hành theo thẩm quyền phân cấp để tổ chức, thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Theo đó, còn 6 địa phương chưa hoàn thành việc ban hành quy định về cơ chế lồng ghép, huy động các nguồn vốn theo quy định tại Nghị quyết số 25 của Quốc hội; 7 địa phương chưa ban hành cơ chế tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và 4 địa phương chưa ban hành các văn bản cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định.

Đến nay, đối với việc phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách cho các bộ, cơ quan, các địa phương giai đoạn 2021 - 2025, Trung ương đã giao trên 83.000 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương. Dự ước đến ngày 31/8, kết quả giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 của các chương trình khoảng hơn 16.000 tỷ đồng. Đối với vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023, đã giải ngân 6.225 tỷ đồng, đạt 58,47% kế hoạch.

Đối với tỉnh Quảng Bình, nguồn vốn thực hiện 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 được Trung ương giao là 1.489 tỷ đồng. Riêng đối với nguồn vốn hơn 670 tỷ đồng của năm 2023, tính đến ngày 16/8, đã giải ngân vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được 21,9 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 9,51%; Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã giải ngân 12,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 50,9%; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giải ngân được 68,6 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 52,71%.

Tại phiên họp, các đại biểu đã trao đổi về những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch giải ngân các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp cần phát huy hơn nữa vai trò trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc và tuyên truyền đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, chỉ đạo, giám sát giữa các cơ quan Trung ương và địa phương; hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp để kịp thời đôn đốc, chỉ đạo tiến độ và nắm bắt, xử lý vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia đồng bộ từ Trung ương tới địa phương. Đảm bảo cân đối nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nghiên cứu đổi mới cơ chế huy động vốn tín dụng chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực khác từ doanh nghiệp, các tổ chức, người dân, các đối tác nước ngoài.

Lượt xem: 291

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1932 người đã bình chọn
      Thống kê: 146.060
      Online: 109