Chiều ngày 21/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì họp trực tuyến với 16 bộ, cơ quan Trung ương và 13 tỉnh, thành phố, trong đó, có tỉnh Quảng Bình về việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Đồng chí Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Đồng chí Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp

tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao cho 29 bộ, cơ quan Trung ương, địa phương (gồm 16 bộ, cơ quan Trung ương và 13 tỉnh, thành phố) thuộc phạm vi Tổ công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra là hơn 241.000 tỷ đồng, trong đó có 130.239 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương trong nước, 16.216 tỷ đồng vốn nước ngoài và 94.634 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.

Tính đến hết tháng 8/2023, tổng số vốn đã giải ngân của 29 cơ quan, địa phương thuộc Tổ công tác số 2 là gần 105.000 tỷ đồng, đạt 43,52%, cao hơn mức bình quân cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều giữa các cơ quan, phụ thuộc chủ yếu vào các cơ quan sử dụng vốn lớn, có tỷ lệ giải ngân cao. Cụ thể, có 10 cơ quan, địa phương giải ngân trên mức bình quân cả nước, 13 cơ quan, địa phương giải ngân thấp, đặc biệt có 6 cơ quan giải ngân rất thấp dưới 10%.

Riêng tại Quảng Bình, tính đến ngày 31/8/2023, tỷ lệ giải ngân đầu tư công của tỉnh đạt 43%, dự ước đến hết tháng 9 đạt 55,6%. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2023, đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương, một số tỉnh, thành phố đã báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn đầu tư công năm 2023, đồng thời, nêu ra những khó khăn của đơn vị, địa phương khi triển khai thực hiện các dự án, như: công tác giải phóng mặt bằng, chậm giao kế hoạch vốn, quy định về điều hòa linh hoạt các nguồn vốn. Các đại biểu cũng đã đề xuất các cơ chế, giải pháp để tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá, về cơ bản, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của 29 bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã cao hơn mức trung bình cả nước, đây là một sự nỗ lực lớn. Tuy nhiên, nhiều cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp.

Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, cơ quan cũng như các địa phương tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung thực hiện các dự án; mạnh dạn phân cấp, phân quyền và ban hành cơ chế, kế hoạch chi tiết thực hiện và giải ngân vốn năm 2023 cho từng dự án, tập trung hoàn thiện thủ tục đấu thầu; thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; đảm bảo giải ngân kế hoạch vốn được giao. Đối với các dự án nguồn ODA có nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các địa phương kịp thời tháo gỡ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo, các cơ quan có tỷ lệ giải ngân quá thấp cần tăng cường đôn đốc thực hiện và khẩn trương đề xuất phương án điều chuyển, điều hòa nguồn vốn. Các bộ, ngành, địa phương quyết liệt chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt và vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

                                                                  

Lượt xem: 270

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1932 người đã bình chọn
      Thống kê: 144.472
      Online: 114