Nghề đan lát mây tre đã gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa từ bao đời nay. Trải qua biến thiên thời gian, có những giai đoạn nghề đan lát bị mai một, thế nhưng hiện nay, nghề này đã và đang được phục hồi, phát triển, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào nơi đây.

Tổ hợp tác mây tre đan xã Trọng Hóa thu hút nhiều người dân tham gia.

Tổ hợp tác mây tre đan của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa thu hút hàng chục người tham gia, chủ yếu ở các bản Ra Mai, Cha Cáp, La Trọng. Theo đồng bào ở đây thì những sản phẩm đan lát thủ công đặc trưng như gùi, mâm cơm, giỏ đựng cá, giỏ đi rừng, không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bà con mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo, thậm chí là linh hồn của dân tộc mình. Nhiều sản phẩm đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các dịp quan trọng như cúng tế, cưới hỏi.

Trọng Hóa là một xã biên giới của huyện Minh Hóa với gần 4.700 người đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là tộc người Khùa thuộc dân tộc Bru-Vân Kiều. Điều kiện kinh tế cũng như cuộc sống của đồng bào nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả. Ngoài làm nương rẫy thì nghề đan lát cũng là một nghề có từ lâu đời và gắn bó với đồng bào từ bao đời nay. Tuy nhiên, đa số mô hình còn nhỏ lẻ, chủ yếu tự phát ở từng hộ gia đình, chưa phát triển lên thành quy mô vừa và lớn nên nguồn thu nhập từ nghề này còn thấp.

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Minh Hóa phối hợp với Dự án Plan hỗ trợ bà con phát triển nghề đan lát.

Để giúp người dân Trọng Hóa phát triển nghề đan lát từ nguồn nguyên liệu sẵn có như mây, tre, nứa, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Minh Hóa phối hợp với Dự án Plan đã hỗ trợ thiết bị như máy vót tre, mây cũng như tổ chức tập huấn kỹ thuật, giúp các hộ dân thành lập tổ hợp tác nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân và gìn giữ nghề truyền thống của xã Trọng Hóa. Bà Đinh Thị Ngọc Lê, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyên Minh Hóa chia sẻ: “Mặc dù gặp nhiều khó khăn như điều kiện kinh tế, nhận thức của bà con còn hạn chế, song chúng tôi sẽ quyết tâm cùng bà con khôi phục và phát triển nghề truyền thống này”.

Việc bảo tồn và duy trì phát triển nghề truyền thống đan lát không chỉ giúp đồng bào dân tộc thiểu số có công ăn việc làm ổn định mà còn góp phần tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút khách du lịch tham gia các hoạt động trải nghiệm cộng đồng tại các bản làng vùng cao của tỉnh Quảng Bình.

 

Lượt xem: 239

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1932 người đã bình chọn
      Thống kê: 141.242
      Online: 143