Chiều ngày 25/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tới cấp huyện, cấp xã để triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận tại hội nghị.

Năm 2023, tình hình thiên tai không khốc liệt như những năm trước. Tuy nhiên, các tình huống thiên tai vẫn diễn biến khó lường. Toàn tỉnh có 130 nhà bị tốc mái; 400m đê bao bị sạt lở; gần 13.700ha lúa, hoa màu và cây ăn quả bị mưa giông, lốc xoáy làm hư hỏng; 30m3 đất đá bị sạt lở; một số đoạn, trên các tuyến giao thông Quốc lộ, Tỉnh lộ bị hư hỏng. 36 phương tiện bị sự cố, tai nạn trên biển. Ước tính tổng giá trị thiệt hại toàn tỉnh do thiên tai trong năm 2023 là trên 50 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, Ban Chỉ huy các cấp, các ngành đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn với sự chủ động và luôn quán triệt phương châm “4 tại chỗ”, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra. UBND tỉnh đã bố trí kinh phí 70 tỷ đồng từ nguồn kinh phí dự phòng ngân sách Trung ương hỗ trợ để xử lý, khắc phục khẩn cấp các công trình; các tổ chức, đoàn thể đã vận động quyên góp, hỗ trợ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai…

Việc triển khai xây dựng các mô hình nhà chống lũ, bão nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao của đa số các tầng lớp Nhân dân, nâng cao khả năng phòng, chống thiên tai giảm thiệt hại do thiên tai gây ra. Đến nay, toàn tỉnh xây dựng được 25 nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp làm nơi tránh trú bão, lũ; 661 nhà phao chống lũ; khoảng 200 nhà chòi tránh lũ, bão; 897 nhà kiên cố chống lũ, bão tại 60 xã, phường.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 12/2024 tại Quảng Bình phổ biến xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm. Bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện muộn và ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm, có khoảng 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực Quảng Bình. Từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng có xu hướng gia tăng với số ngày nóng có khả năng xuất hiện nhiều hơn và gay gắt hơn.

Tại hội nghị, các đại biểu tại các điểm cầu đã tập trung thảo luận nêu lên một số bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm ứng phó hiệu quả và hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Kết luận tại hội nghị, đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: xác định công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự hết sức quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: theo dự báo thời tiết năm 2024 sẽ cực đoan và bất thường, khó dự báo và khó lường, do đó, đặt ra yêu cầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ứng phó, phòng tránh, cứu hộ, cứu nạn phải chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, xác định phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh về công tác dự báo kịp thời, chính xác và triển khai ứng phó kịp thời các tình huống thiên tai; điều tiết nước hồ chứa linh hoạt; chủ động tham mưu, triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn; quản lý chặt chẽ tàu, thuyền, ngư dân hoạt động trên biển và chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền; chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất khi xảy ra thiên tai.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Chữ thập đỏ tỉnh… triển khai tuyên truyền hội viên, đoàn viên tích cực, chủ động tham gia phòng, chống thiên tai; triển khai thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận, phân phối hàng hóa cứu trợ chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Về xây dựng nhà chống bão, ngập lụt, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều mô hình nhà chống bão, ngập lụt. Các mô hình đã khẳng định hiệu quả trong phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu. Trong điều kiện còn khó khăn, Quảng Bình mong muốn các tổ chức trong nước và Quốc tế, các nhà hảo tâm tiếp tục quan tâm, đồng hành cùng địa phương hỗ trợ các cộng đồng, hộ gia đình trong việc nhân rộng các mô hình nhà chống bão, ngập lụt.

 

Lượt xem: 257

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1931 người đã bình chọn
      Thống kê: 130.229
      Online: 164