Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, điều hành của Chính phủ về thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và các khâu đột phá giai đoạn 2021-2025. Đó là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được UBND tỉnh đề ra trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Năm 2025, Quảng Bình tiếp tục triển khai tích cực các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Cụ thể, quyết liệt triển khai hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ về thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần phát triển bứt phá các ngành kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội; trong đó, chú trọng các giải pháp, nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản, sản xuất, thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động mất việc làm và doanh nghiệp gặp khó khăn.

Tiếp tục siết chặt kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách Nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là từ thương mại điện tử; chú trọng đẩy mạnh các nguồn thu bền vững, lâu dài... Triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội, bảo đảm chi có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún.

Theo dõi, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, hạ tầng đô thị. Triển khai hiệu quả Kết luận số 72-KL/TW ngày 23/02/2024 của Bộ Chính trị về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực, ưu tiên ngân sách cho phát triển hạ tầng; đẩy mạnh phát triển các dự án kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư. Tiếp tục phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng thương mại điện tử, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu... Tập trung thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Huy động các nguồn lực xã hội hóa, thực hiện hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch với phương thức đa dạng, nội dung phong phú, chuyên biệt hóa cho từng phần khúc thị trường mục tiêu. Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách du lịch.

Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi cấp dưới gắn với trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường giám sát, kiểm tra; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm… Tiếp tục triển khai tích cực các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; tập trung nâng cao chỉ số PCI, chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI); nỗ lực thực hiện cải thiện các chỉ số thấp điểm của PAPI, PAR-Index, SIPAS.

Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh các năm tiếp theo, nhất là nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch, dịch vụ, các lĩnh vực trọng điểm của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành có tiềm năng, lợi thế, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tập trung thực hiện các giải pháp xử lý dứt điểm những tồn tại, tháo gỡ những khó khăn tại Đại học Quảng Bình, đồng thời mở rộng quy mô các loại hình đào tạo, phát triển thêm một số ngành nghề đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu học tập tại các cơ sở đào tạo nghề, tạo sự chuyển biến về chất lượng đào tạo nghề. Tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành liên kết, hợp tác trong công tác đào tạo nghề. Có cơ chế phù hợp lựa chọn và trọng dụng, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ mới.

 

Lượt xem: 78

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Đóng góp ý kiến cho tin bài


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
     Thăm dò ý kiến, bình chọn
    Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
    2069 người đã bình chọn
    Thống kê: 1.592.414
    Online: 6