Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số là mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã và đang triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính địa phương và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hạ tầng viễn thông, trạm thu phát sóng thông tin di động và cáp quang internet băng rộng tiếp tục phát triển.

Đến nay, hạ tầng viễn thông, trạm thu phát sóng thông tin di động và cáp quang internet băng rộng tiếp tục phát triển và hướng mạnh về bảo đảm phủ sóng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 100% trung tâm xã, phường, thị trấn có kết nối cáp quang internet băng thông rộng. Mạng 3G, 4G phủ sóng trên 97,68% khu vực dân cư, mạng 5G đã được Viettel triển khai thí điểm 2 địa điểm. Tỷ lệ điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối internet băng rộng cố định là 100%. Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh là 87,18%; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang là 75%. 151/151 xã, phường, thị trấn có điểm bưu chính công cộng. Tổng số tên miền Việt Nam (.vn) tại Quảng Bình là 1.174 tên miền.

Hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và cấp xã đã thiết lập mạng LAN và kết nối internet. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục rà soát, cải thiện chất lượng hệ thống thiết bị công nghệ và kết nối internet bảo đảm cho việc số hóa, ứng dụng các nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành, nhất là phục vụ thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 468/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. 

Trung tâm dữ liệu điện tử của tỉnh đã triển khai phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây; được vận hành cơ bản ổn định phục vụ triển khai, quản trị, vận hành, khai thác, ứng dụng 12 nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; đồng thời, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị cài đặt, vận hành 18 hệ thống, phần mềm chuyên ngành. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đã sẵn sàng kết nối đến 151/151 xã, phường, thị trấn. Hệ thống mạng WAN của tỉnh đã hoàn thành đầu tư, triển khai đến 21 sở, ngành cấp tỉnh và 8 UBND cấp huyện. Hệ thống hội nghị truyền hình chuyên dùng của tỉnh đã bảo đảm kết nối thông suốt từ Trung ương đến huyện. Hệ thống hội nghị truyền hình chuyên dùng của tỉnh duy trì ổn định, bảo đảm kết nối thông suốt từ Trung ương đến cấp xã; cho phép cấp huyện chủ động tổ chức cuộc họp với cấp xã. 

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) được xây dựng bước đầu; đã thực hiện kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong tỉnh và đã thực hiện kết nối, liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia, Trục liên thông văn bản Quốc gia, Trục kết nối dữ liệu Cổng dịch vụ công Quốc gia, hệ thống hỗ trợ thanh toán Quốc gia PayGov, thanh toán nghĩa vụ tài chính thủ tục hành chính đất đai, cơ sở dữ liệu Quốc gia về đăng ký kinh doanh, về dân cư… Số lượng dịch vụ dữ liệu số được LGSP tỉnh kết nối, khai thác từ nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia (NGSP) là 8 dịch vụ. 

 

Lượt xem: 19

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Đóng góp ý kiến cho tin bài


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
     Thăm dò ý kiến, bình chọn
    Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
    1931 người đã bình chọn
    Thống kê: 121.464
    Online: 222