Ngay sau cuộc họp trực tuyến của Chính phủ, đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh đã chủ trì họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan về việc chủ động các phương án phòng, chống bão số 6 trên địa bàn tỉnh. Để tiếp tục ứng phó với bão số 6 và mưa lũ, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt phương châm “4 tại chỗ”, thực hiện nghiêm Công điện số 110 ngày 24/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 20 ngày 25/10/2024 của UBND tỉnh về triển khai ứng phó bão số 6.

Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu cần đảm bảo an toàn tàu thuyền tại các địa điểm neo đậu, tránh trú bão, hạn chế thiệt hại tối đa do va đập. Quản lý chặt chẽ việc tàu thuyền ra khơi sau khi bão số 6 đi vào đất liền, vì hoàn lưu sau bão vẫn tiếp tục gây gió mạnh, sóng lớn trên biển nhiều ngày. Trong quá trình kiểm tra tại Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Gianh, một số tàu của các tỉnh vào Khu neo đậu có dấu hiệu sử dụng ngư cụ đánh bắt không đúng quy định (giã cào). Vì vậy, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương cử Tổ công tác đến các trạm cửa sông để cùng với lực lượng Biên phòng thực hiện kiểm tra, kiểm soát tàu ra khơi ngay sau bão số 6 tan, kiên quyết không cho tàu cá ra khơi khi không đảm bảo giấy tờ, thủ tục theo quy định; kiểm soát chặt chẽ ngư lưới cụ đảm bảo đúng quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; thông báo cho các tỉnh, thành phố liên quan để phối hợp xử lý đối với các trường hợp vi phạm là tàu cá ngoại tỉnh. UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm tại các thôn, bản vùng thường xuyên bị chia cắt, đề phòng mưa lũ kéo dài. Thông báo người dân ở các khu vực có khả năng bị chia cắt do mưa lũ chủ động dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, kê cao, di dời tài sản, gia súc, gia cầm đến nơi an toàn đề phòng ngập lụt. Sẵn sàng sơ tán, di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhà không an toàn ở khu vực ven biển, cửa sông, thấp trũng, các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá, lũ quét, chia cắt khu dân cư, nhất là các vùng phía Nam của tỉnh. Đảm bảo an toàn đối với công trường đang thi công, nhất là các công trình đê, kè, dự án trọng điểm Quốc gia, của tỉnh đang thi công... Triển khai các phương án bảo vệ an toàn đập, hồ chứa nước và vùng hạ du, lưu ý các hồ chứa xung yếu, hồ chứa nhỏ bị hư hỏng. Nắm chắc thông tin người đi rừng, thông báo yêu cầu người dân ra khỏi rừng hoặc tìm nơi tránh trú an toàn.

Đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp cần lưu ý gia cố chuồng trại, giảm thiệt hại đối với lồng bè, vùng nuôi trồng thủy, hải sản, vườn cây lâu năm, các trang trại chăn nuôi. Đối với lực lượng vũ trang, bảo vệ rừng, các công trường xây dựng rà soát lại các đồn, trạm, chốt, lán trại, chủ động ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, trong trường hợp cần thiết tạm thời rút lực lượng để đảm bảo an toàn. Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là khu vực ngập sâu, chảy xiết, chủ động dừng các hoạt động đối với các cầu tạm, đò ngang khi có mưa lũ lớn; tuyệt đối không để người dân vớt củi, đánh bắt thủy sản trên sông, suối khi mưa lũ. Các lực lượng vũ trang, xung kích phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông, cấp thoát nước triển khai lực lượng, phương tiện về các vùng trọng điểm sẵn sàng ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

Lượt xem: 55

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Đóng góp ý kiến cho tin bài


Mã xác thực không đúng.
     Liên kết website
     Thăm dò ý kiến, bình chọn
    Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
    1942 người đã bình chọn
    Thống kê: 281.484
    Online: 122