Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Năm 02/05/2024

Văn hoá - Văn nghệ >> Hoạt động Văn hóa - Văn nghệ

Độc đáo nghệ thuật tạo hình trên vải thổ cẩm của người Ê đê
Cập nhật lúc 11:00 31/07/2023

Thổ cẩm của người Ê đê là sản phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự sáng tạo và nghệ thuật tạo hình tinh tế, mỗi tấm thổ cẩm không đơn thuần là tấm vải bình thường mà chứa đựng cả tâm hồn của họ.

Doc dao nghe thuat tao hinh tren vai tho cam cua nguoi E de hinh anh 1
Trang phục truyền thống của người Ê đê. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ở Việt Nam, dân tộc Ê đê đông thứ 12 trong tổng số 54 dân tộc anh em. Ước tính có hơn 331.000 người Ê đê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.

Người Ê đê có bản sắc văn hóa độc đáo, theo chế độ mẫu hệ. Cũng giống như các dân tộc ít người khác, phụ nữ Ê đê tự tay dệt vải thổ cẩm để làm nên những tấm chăn, địu, váy, áo sử dụng hằng ngày, hoặc dùng làm của hồi môn khi cưới chồng, dùng làm quà tặng trong các dịp đặc biệt, thậm chí dùng làm của cải tiễn người mất.

Thổ cẩm của người Ê đê là sản phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện sự sáng tạo cũng như nghệ thuật tạo hình tinh tế của đồng bào. Mỗi tấm thổ cẩm được dệt nên không đơn thuần là tấm vải bình thường mà chứa cả tâm hồn của họ.

Nét độc đáo khác biệt

Nguyên liệu dệt thổ cẩm của người Ê đê là bông gòn (tiếng Ê đê gọi là Blang).

Bông sau khi thu hoạch về được đánh tơi, kéo sợi rồi được nhuộm màu bằng bùn, lá, củ, rễ hoặc vỏ cây rừng. Khi đã có những sợi chỉ màu như ý, người ta sẽ lên khung, bện sợi và dệt, tạo hình hoa văn.

Trước kia, thổ cẩm của người Ê đê có hai tông màu chủ đạo là đen và đỏ. Ngày nay, sắc màu tấm thổ cẩm có 5 màu cơ bản gồm: Hrah (đỏ), Yadu (đen), Cakni (vàng), Apiek (xanh) và Kỗ (trắng), đôi khi có cả màu xanh lục nhưng rất hiếm.

Để tạo nên 4 sắc màu chủ đạo: đen, đỏ, vàng, xanh trên tấm thổ cẩm, người phụ nữ Ê đê đã tìm nguyên liệu tạo màu từ các loại lá rễ cây rừng.

Vào tháng Bảy hằng năm, người Ê đê vào rừng hái lá krum già để chuẩn bị thuốc nhuộm. Họ phơi vỏ ốc suối thật khô, nung lên, ngâm thành vôi rồi trộn với nước lá krum. Sợi nhuộm từ hỗn hợp nước lá-vôi ốc sẽ có màu xanh.

Nếu thêm vào hỗn hợp trên nước lá knung giã nhỏ, nấu trong nồi chàm sẽ cho ra chất sợi màu đen bóng mịn, giặt không phai, phơi nắng không bay màu.

Doc dao nghe thuat tao hinh tren vai tho cam cua nguoi E de hinh anh 2
Nghệ nhân hướng dẫn lớp trẻ cách tạo nên các hoa văn thổ cẩm. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Màu đen của người Ê đê được xem là một trong những màu đen đẹp về sắc và độ bền.

Màu đỏ được tạo từ loại vỏ cây krung già giã ra, nấu lên. Tuy vậy, màu đỏ của người Ê đê không tươi mà chỉ đậm hơn màu đất nung một chút.

Sản phẩm dệt màu đỏ được coi trọng hơn hết. Những tấm thổ cẩm đỏ thường dùng để trang trí trong các lễ hội, những buổi cúng Giàng chứ không được cắt may thành những món đồ gia dụng.

Màu vàng được nhuộm từ củ nghệ. Người ta chọn những củ già, mài nhỏ hoặc cho vào cối giã rồi vắt nước nhuộm. Khi phơi sợi, họ sử dụng một chiếc bàn chải (kruamrai), chải dọc theo cuộn sợi để gỡ sạch các vụn màu, vỏ cây.

Khung dệt của người Ê đê là kiểu khung dệt Indonesien. Hình thức dệt vải của người Ê đê được các nhà dân tộc học gọi là kỹ thuật đan luồn sợi.

Để tạo hình hoa văn, người dệt sẽ thiết kế bố cục, kích cỡ họa tiết từ khi bắt đầu lên khung, nhặt sợi. Mỗi loại hoa văn có số sợi dọc, sợi ngang, cách nâng và hạ sợi khác nhau, khi dệt sẽ tạo thành các dải họa tiết nối tiếp nhau chạy dài theo chiều dọc khổ vải.

Trong quá trình xếp sợi, người dệt sẽ phối màu từ xen kẽ như đỏ-đen, đen-vàng, đỏ-chàm sẫm để khi dệt sẽ có những dải hoa văn nổi bật, tạo điểm nhấn cho trang phục.

Thông thường, trên một khổ vải rộng khoảng 0,9m, người Ê đê tạo những đường viền (diềm) nhỏ ở hai đầu biên vải. Phần hoa văn chính tập trung cách biên một chút, rộng khoảng 20-30cm và một số đường trang trí nhỏ chạy giữa thân vải.

Dải hoa văn thường chiếm diện tích từ 1/4 đến 1/3 bề mặt tấm thổ cẩm, gồm những chuỗi họa tiết như cỏ, cây, hoa, lá, chim muông, cầm thú... được cách điệu dưới dạng hình học chạy dài liên tục suốt chiều dài vải. Ngoài ra còn có các loại đường thẳng, đường dích dắc, cong, gãy nằm song song theo dải hoa văn.

Tùy vào mỗi loại trang phục, người Ê đê sẽ có cách trang trí và sắp xếp hoa văn khác nhau. Trang phục nam có hoa văn khác với trang phục nữ, trang phục hàng ngày có hoa văn khác với trang phục dùng trong các dịp lễ. Thậm chí hoa văn trên trang phục còn thể hiện sự giàu có và quyền uy của người mặc.

Doc dao nghe thuat tao hinh tren vai tho cam cua nguoi E de hinh anh 3
Bà Aduôi H’Noai, người có thâm niên dệt thổ cẩm lâu nhất ở buôn K’bu, trao đổi cách dệt thổ cẩm đối với phụ nữ Ê đê trong buôn K’bu, xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột.
(Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Nền thổ cẩm người Ê đê là màu đen hoặc chàm sẫm, không sáng và sặc sỡ như vải của các tộc người phía Bắc hoặc người Mnông lân cận.

Theo các nhà nghiên cứu, người Ê đê chọn tông màu đen hoặc chàm sẫm làm màu nền chủ đạo trên thổ cẩm của mình vì họ muốn hòa mình vào thiên nhiên với nương rẫy, núi rừng, nơi họ sinh sống.

Nổi trên nền tối đó là những dải màu tương phản như đỏ, vàng nhưng do độ mảnh mai của các đường diềm nên sự tương phản mạnh mẽ lại trở nên khá chìm lắng.

Người Ê đê có kỹ thuật Kteh, được xem là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục và không phải ai cũng làm được. Trước kia, chỉ những gia đình khá giả mới dùng trang phục hoặc lễ phục có hoa văn dùng kỹ thuật này.

Kteh là kỹ thuật thủ công, kết hợp sợi chỉ màu tạo hoa văn xếp cùng hạt cườm hoặc hạt bo bo thành những dải hoa văn sít nhau, dệt sát phần biên gấu áo hoặc chân khố, chân váy.

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

Để dệt được một tấm thổ cẩm để may váy, áo, khố, mền..., người phụ nữ Ê đê phải mất một thời gian dài khoảng 4 tháng, thậm chí còn nhiều hơn, tùy thuộc vào kích thước và các hoa văn của tấm vải.

Người phụ nữ Ê đê dệt thổ cẩm không chỉ phục vụ cho nhu cầu may mặc trong gia đình mà còn làm tặng phẩm cho người thân; những sản phẩm đẹp, độc đáo có thể trao đổi với giá trị bằng một con heo, thậm chí là trâu, bò.

Ngày nay, nghề dệt thổ cẩm đang dần bị mai một, số lượng các nghệ nhân, phụ nữ người Ê đê biết dệt ngày càng ít dần bởi sự tác động của sự giao thoa văn hóa, hòa nhập với xu thế hiện đại nên giới trẻ Ê đê không còn mặn mà với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Trước thực trạng đó, thời gian qua, Trung ương và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê đê với nhiều chương trình, dự án khác nhau.

Doc dao nghe thuat tao hinh tren vai tho cam cua nguoi E de hinh anh 4
Sản phẩm thổ cẩm của Hợp tác xã thổ cẩm Tơng Bông, TP Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
(Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tỉnh Đắk Lắk đã thành lập các mô hình hợp tác xã sản xuất thổ cẩm thương mại nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời truyền nghề cho lớp trẻ.

Các hợp tác xã này đã dần bắt kịp xu thế của nền kinh tế thị trường bằng cách tạo ra các sản phẩm từ vải thổ cẩm như túi, balô, áo, khăn, móc gắn chìa khóa... đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của xã hội, đặc biệt là khách du lịch.

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã xây dựng kế hoạch tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm dân tộc Ê đê tại tỉnh Phú Yên.

Lớp tập huấn sẽ hướng dẫn thực hành công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của người Ê đê phục vụ phát triển du lịch, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê đê cùng với phát triển du lịch của địa phương./.

Theo TTXVN
vietnamplus.vn


qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Hội Bài chòi - Sức sống văn hóa trong dòng chảy hiện đại

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 02/05/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Một ngày ở làng nghề chiếu cói An Xá
6h30 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
6h45 Cuộc sống quanh ta
7h00 Ca nhạc
7h45 Nhịp sống trẻ
8h00 Khoa giáo: Kỹ thuật trồng nấm linh chi trên gỗ khúc
8h15 Đại biểu của Nhân dân
8h30 Phim tài liệu: Nghị quyết 41 - NQ/TƯ - Động lực phát triển đội ngũ doanh nhân Quảng Bình trong thời kỳ mới
9h00 Người cao tuổi
9h15 Nông nghiệp sạch cho cộng đồng
9h40 Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ và quyết định sáng suốt
10h15 Sách hay thay đổi cuộc đời
10h25 Dọc miền đất nước: Khám phá Đắk Mil
10h40 Kids dance
10h55 Nét đẹp cuộc sống: Nét đẹp bình dị phố biển
11h00 Ký sự: Đôi mắt của rừng
11h15 Xây dựng nông thôn mới và Đô thị văn minh
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 41
12h40 Phim tài liệu: Nghị quyết 41 - NQ/TƯ - Động lực phát triển đội ngũ doanh nhân Quảng Bình trong thời kỳ mới
13h10 Nhịp sống trẻ
13h25 Văn hóa - Văn học - Nghệ thuật
13h35 Sách hay thay đổi cuộc đời
13h50 Kids Dance
14h05 Truyền thông chính sách
14h20 Âm vang miền cửa biển: Bé dắt mùa sang
14h35 Xây dựng nông thôn mới và Đô thị văn minh
14h45 Dọc miền đất nước: Khám phá Đắk Mil
15h00 Ca nhạc
15h40 Đại biểu của Nhân dân
16h00 Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ và quyết định sáng suốt
16h25 Đời sống ngư dân
16h40 Người cao tuổi
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Một ngày ở làng nghề chiếu cói An Xá
17h20 Xây dựng nông thôn mới và Đô thị văn minh
17h30 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 41
18h15 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
18h35 Văn hóa - Văn học - Nghệ thuật
18h50 Bản tin Kinh tế - Tài chính
19h00 Tiếp thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca tự do
21h00 Phim truyện: Càn Long truyền kỳ - Tập 14
21h45 Khám phá Quảng Bình: Một ngày ở làng nghề chiếu cói An Xá
21h50 Bản tin Kinh tế - Tài chính
21h55 Đời sống ngư dân
22h05 Âm vang miền cửa biển: Bé dắt mùa sang

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Lễ hội đường phố Đồng Hới năm 2024

  • Trailer Truyền hình trực tiếp các trận chung kết cự ly 200m và bế mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024

  • Trailer Lễ khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024 và các trận chung kết cự ly 500m

  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 5/2/2024 2:18:05 PM
MuaCKBán
AUD 16,148.18 16,311.2916,834.62
CAD 18,018.42 18,200.4218,784.35
CHF 26,976.49 27,248.9828,123.22
CNY 3,430.65 3,465.303,577.02
DKK - 3,577.513,714.51
EUR 26,482.03 26,749.5227,934.14
GBP 30,979.30 31,292.2332,296.19
HKD 3,161.16 3,193.093,295.54
INR - 303.13315.25
JPY 157.89 159.49167.11
KRW 15.95 17.7219.32
KWD - 82,135.1885,419.03
MYR - 5,264.195,379.01
NOK - 2,254.802,350.53
RUB - 258.71286.40
SAR - 6,743.137,012.72
SEK - 2,277.972,374.70
SGD 18,186.80 18,370.5118,959.90
THB 606.79 674.21700.03
USD 25,114.00 25,144.0025,454.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 02:19:10 PM 02/05/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 82.900 85.100
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.350 75.050
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 73.350 75.150
Vàng nữ trang 99,99% 73.250 74.250
Vàng nữ trang 99% 71.515 73.515
Vàng nữ trang 75% 53.343 55.843
Vàng nữ trang 58,3% 40.942 43.442
Vàng nữ trang 41,7% 28.615 31.115
qc qc