Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Sáu 03/05/2024

Tin trong nước >> Kinh tế

Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ các nước APEC trong bối cảnh COVID-19
Cập nhật lúc 15:04 08/12/2020

Sáng nay (8/12), Bộ Ngoại giao phối hợp Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tổ chức Hội thảo “Tận dụng kỹ năng tài chính số đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) do phụ nữ làm chủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm dưới ảnh hưởng của COVID-19” với sự tham dự của gần 80 đại biểu quốc tế và Việt Nam tại hơn 30 điểm cầu trực tuyến từ 21 thành viên APEC, 5 tổ chức quốc tế và khu vực.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Phiên Khai mạc Hội thảo cùng với sự tham dự của Tiến sỹ Rebecca Fatima Sta Maria, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC và ông Francois Painchaud, Trưởng Đại diện Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam.

Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh BNG

Hội thảo là sáng kiến do Việt Nam xây dựng, đề xuất và được Nhóm Đối tác Chính sách Phụ nữ và Kinh tế APEC (PPWE) thông qua năm 2019. Sáng kiến được các thành viên APEC ủng hộ mạnh mẽ, với 13 nền kinh tế tham gia đồng bảo trợ và phối hợp triển khai sáng kiến.

Hội thảo “Tận dụng kỹ năng tài chính số đối với MSMEs do nữ làm chủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm dưới ảnh hưởng của COVID-19” là Hội thảo đầu tiên của APEC được triển khai ngay sau Tuần lễ Cấp cao APEC 2020. Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận tác động của đại dịch COVID-19 đối với các MSMEs do phụ nữ làm chủ, cơ hội và tiềm năng mà tài chính số (Fintech) đem lại cho các nữ doanh nhân trong quá trình tiếp cận nguồn lực, từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng hiệu quả Fintech nhằm thúc đẩy sự phục hồi của MSMEs do phụ nữ, đóng góp vào các nỗ lực phục hồi kinh tế và tài chính bao trùm hiện nay. Hội thảo được kỳ vọng sẽ có những thảo luận thiết thực về các định hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình số hoá dịch vụ tài chính trên thế giới nói chung và tại các nền kinh tế thành viên APEC nói riêng.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định 2020 là một năm dấu ấn với APEC với việc thông qua Tầm nhìn APEC tới năm 2040 định hướng cho hợp tác APEC trong những thập niên tới, trong đó đổi mới, sáng tạo và số hoá; tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm, tự cường là những trụ cột hợp tác quan trọng. Fintech đang đóng vai trò ở tuyến đầu trong thúc đẩy bao trùm tài chính trước những cú sốc kinh tế. Tận dụng hiệu quả Fintech giúp MSMEs do phụ nữ làm chủ, cũng như các nhóm dễ bị tổn thương khác sử dụng hiệu quả nguồn tài chính mà trước đây khó tiếp cận thông qua các ngân hàng và tổ chức tài chính truyền thống.

Tiến sỹ Rebecca Fatima Sta Maria, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội thảo của Việt Nam, chia sẻ doanh nghiệp MSMEs do phụ nữ làm chủ đang phải chịu những gánh nặng và áp lực từ tác động tiêu cực của các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại trong quá trình ứng phó với COVID-19. Bà nhấn mạnh APEC cần tiếp tục vai trò dẫn dắt hàng đầu trong bối cảnh khó khăn hiện nay, cần đặt phụ nữ vào trung tâm của quá trình phục hồi kinh tế. Các thành viên APEC cần tập trung không chỉ vào giải quyết các thách thức mà còn cả vai trò và đóng góp của phụ nữ trong ứng phó với đại dịch và quá trình phục hồi, tăng trưởng kinh tế.

Ông Francois Painchaud, Trưởng Đại diện Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam nhấn mạnh, Fintech đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu các ảnh hưởng kinh tế - xã hội từ đại dịch COVID-19, khẳng định những tác động tích cực của Fintech tới tăng trưởng kinh tế và thu hẹp khoảng các giới. Đồng thời nhấn mạnh phụ nữ là một trong những ưu tiên hàng đầu, cần đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong giai đoạn hiện nay.

Cùng với thành công của các hoạt động ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số, Đối thoại Cấp cao ASEM về “Thúc đẩy quyền năng  kinh tế của Phụ nữ trong bối cảnh đại dịch COVID-19” (12-13/10/2020), Hội thảo góp phần tiếp tục khẳng định vai trò và đóng góp của Việt Nam tại các khuôn khổ đa phương và trong các nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, nhất là khi tăng cường hỗ trợ phụ nữ trong giai đoạn phục hồi kinh tế do tác động của COVID-19 trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay.

Hội thảo sẽ tiếp tục diễn ra trong 02 buổi sáng các ngày 08-09/12/2020 dưới hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp với 4 Phiên thảo luận chính về những cơ hội và thách thức từ Fintech với doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, thực tiễn và kinh nghiệm thúc đẩy và tận dụng Fintech tại các nền kinh tế thành viên APEC và đề xuất các giải pháp Fintech cho MSMEs do phụ nữ làm chủ vì phục hồi kinh tế vào tài chính bao trùm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo NT
chinhphu.vn

 



qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Hội Bài chòi - Sức sống văn hóa trong dòng chảy hiện đại

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 03/05/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Di chỉ Bàu Tró
6h30 Phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca tự do
7h00 Phim truyện: Càn Long truyền kỳ - Tập 14
7h45 Dọc miền đất nước: Khám phá Đắk Mil
8h00 Câu chuyện âm nhạc
8h15 Sách hay thay đổi cuộc đời
8h30 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Trận quyết chiến lịch sử
9h00 Cuộc sống quanh ta
9h15 Nhịp sống trẻ
9h30 Văn hóa - Văn học - Nghệ thuật
9h45 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
10h05 Nông nghiệp sạch cho cộng đồng
10h20 Dọc miền đất nước: Khám phá Đắk Mil
10h35 Màu thời gian
10h45 Màu thời gian: Cho dù có đi nơi đâu
11h00 Ký sự: Đường lên Điện Biên
11h15 Người cao tuổi
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 42
12h40 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Trận quyết chiến lịch sử
13h15 Đại biểu của Nhân dân
13h30 Đời sống ngư dân
14h00 Cuộc sống quanh ta
14h15 Sách hay thay đổi cuộc đời
14h30 Văn hóa - Văn học - Nghệ thuật
14h45 Dọc miền đất nước: Khám phá Đắk Mil
15h00 Phim truyện: Càn Long truyền kỳ - Tập 14
15h45 Người cao tuổi
16h00 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
16h20 An ninh Quảng Bình
16h35 Nhịp sống trẻ
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Di chỉ Bàu Tró
17h20 Nét đẹp cuộc sống: Công sở xanh
17h30 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 42
18h15 Cuộc sống quanh ta
18h30 Nông dân Quảng Bình
18h45 Bản tin Kinh tế - Tài chính
19h00 Tiếp Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h Tiếp sóng: Chương trình Giao lưu chính luận - Nghệ thuật " Vang mãi bản hùng ca Điện Biên"
21h50 Khám phá Quảng Bình: Di chỉ Bàu Tró
21h55 Bản tin Kinh tế - Tài chính
22h10 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
22h30 Màu thời gian

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Lễ hội đường phố Đồng Hới năm 2024

  • Trailer Truyền hình trực tiếp các trận chung kết cự ly 200m và bế mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024

  • Trailer Lễ khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024 và các trận chung kết cự ly 500m

  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 5/3/2024 4:04:19 AM
MuaCKBán
AUD 16,148.18 16,311.2916,834.62
CAD 18,018.42 18,200.4218,784.35
CHF 26,976.49 27,248.9828,123.22
CNY 3,430.65 3,465.303,577.02
DKK - 3,577.513,714.51
EUR 26,482.03 26,749.5227,934.14
GBP 30,979.30 31,292.2332,296.19
HKD 3,161.16 3,193.093,295.54
INR - 303.13315.25
JPY 157.89 159.49167.11
KRW 15.95 17.7219.32
KWD - 82,135.1885,419.03
MYR - 5,264.195,379.01
NOK - 2,254.802,350.53
RUB - 258.71286.40
SAR - 6,743.137,012.72
SEK - 2,277.972,374.70
SGD 18,186.80 18,370.5118,959.90
THB 606.79 674.21700.03
USD 25,114.00 25,144.0025,454.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 04:32:17 PM 02/05/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 82.900 85.100
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.250 74.950
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 73.250 75.050
Vàng nữ trang 99,99% 73.150 74.150
Vàng nữ trang 99% 71.416 73.416
Vàng nữ trang 75% 53.268 55.768
Vàng nữ trang 58,3% 40.884 43.384
Vàng nữ trang 41,7% 28.574 31.074
qc qc