Từ những định hướng và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, thành công của các mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái, trải nghiệm là yếu tố quan trọng để kết hợp phát triển du lịch một cách hiệu quả từ nông thôn mới. Để mang lại thành công cho hướng đi đầy tiềm năng và triển vọng này, sẽ cần một “cú hích” đúng thời điểm và đủ mạnh.
Chị Lê Thị Thanh Thủy, chủ cơ sở rau sạch An Nông (xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch), người đang rất thành công với trang trại rộng gần 3ha trồng các loại rau, củ, quả theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Xuất phát điểm từ ý tưởng này, khi những sản phẩm của trang trại đạt được vị trí vững chắc trên thị trường và người tiêu thụ cũng là thời điểm trang trại của chị mang một diện mạo tươi mới và không gian trong lành.
Bắt đầu từ việc những người bạn của chị tổ chức để các gia đình gặp gỡ, vui chơi vào dịp cuối tuần, đến thời điểm này, trang trại đã trở thành điểm đến thú vị của học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở, các nhóm du lịch gia đình. Đến đây, du khách được học cách chăm sóc cây, thu hái, chế biến sản phẩm. Du khách là trẻ em được tìm hiểu những cách thức hành động bảo vệ môi trường, tham gia trồng cây…
“Mục đích ban đầu là sản xuất rau, củ sạch để cung cấp cho thị trường, nay trang trại của tôi đã phát triển thêm một bước mới. Dù du khách chỉ mới bó hẹp trong phạm vi thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch, lượng khách cũng chưa nhiều nhưng tôi rất hy vọng vào hướng đi này, bởi vừa mang lại thu nhập, vừa mang tính bền vững và môi trường trong lành cho du khách tham quan, nghỉ dưỡng!”, chị Thủy phấn khởi chia sẻ.
![]() |
Du khách “nhí” tham gia các hoạt động trải nghiệm tại trang trại rau sạch An Nông. |
Có thể khẳng định, Bố Trạch là địa phương có số lượng cơ sở du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng, sinh thái thành công nhất trong tỉnh. Ông Nguyễn Trọng Tuyển, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện khẳng định: "Những cơ sở du lịch này ra đời để đáp ứng nhu cầu du khách, đây là xu hướng phát triển tất yếu khi các xã trong khu vực được hưởng những lợi thế từ Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Bởi vậy, cho dù không có những định hướng phát triển trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, người dân Bố Trạch cũng sẽ phát triển du lịch theo hướng này. Tuy nhiên, nếu có sự kết hợp bài bản, sự tác động chính thức bằng những chủ trương, chính sách hoặc các tiêu chí cụ thể để có sự hỗ trợ, đồng hành cùng người dân trong quá trình phát triển du lịch song hành cùng xây dựng NTM, tôi tin sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn nhiều!".
Trao đổi về ý tưởng và yếu tố cần cho phát triển du lịch từ NTM, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND xã Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh) khẳng định: "Mỗi một địa phương có một đặc trưng riêng. Việc xây dựng những điểm du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm gắn với xây dựng NTM hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, đây là một hướng đi mới, cần sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Đặc biệt, sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, đồng hành của các cơ quan, ban, ngành chức năng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu “bài toán” kết hợp phát triển du lịch và xây dựng NTM thành công, quá trình triển khai và duy trì hiệu quả các tiêu chí NTM sẽ thuận lợi và bền vững hơn nhiều, đặc biệt là những tiêu chí về tổ chức sản xuất, thu nhập, hộ nghèo…"
Thực tế cho thấy, thu nhập từ hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái cao hơn gấp nhiều lần so với thu nhập thuần nông. Nhưng, để phát triển hiệu quả tiềm năng, thế mạnh này, như đã nói ở trên, cần phải có những định hướng cùng những chủ trương, chính sách cụ thể.
Chị Lê Thị Thanh Thủy cho biết, từ những thành công bước đầu của trang trại rau sạch An Nông, hiện tại đã có một số cá nhân tiếp tục đầu tư các mô hình trang trại kết hợp du lịch trong khu vực. Tuy nhiên, do đường vào trang trại chưa được đầu tư xây dựng, việc tiếp cận của du khách cũng hạn chế. Bên cạnh đó, vốn đầu tư luôn là bài toán khó đối với các cơ sở này.
![]() |
Du khách nước ngoài thích thú với các trải nghiệm tại các cơ sở du lịch cộng đồng ở Phong Nha. |
“Chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm của chính quyền trong quá trình quy hoạch, hỗ trợ đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch có nguồn gốc từ nông nghiệp, nông thôn. Được vay vốn ưu đãi, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận, quảng bá sản phẩm ra thị trường… là những yếu tố chúng tôi đang cần để tiếp tục phát triển!”, chị Thủy cho biết thêm.
Mong ước của chị Thủy cũng là đề xuất của nhiều chủ nhân các trang trại, cơ sở du lịch cộng đồng, sinh thái. Đỗ Tiến Tình, một nông dân xã Trường Thủy (huyện Lệ Thuỷ), người đang sở hữu trang trại rộng gần 3ha, được phủ xanh bằng nhiều loại cây đặc sản, là một trong những hộ được lựa chọn xây dựng vườn mẫu NTM, cũng ấp ủ giấc mơ phát triển du lịch trong tương lai. Nhưng bài toán về vốn đầu tư cũng đang khiến anh đau đầu. Ngoài khó khăn này, không chỉ ở huyện Lệ Thuỷ mà ở nhiều địa phương khác trong tỉnh, sự thiếu mạnh dạn, sáng tạo trong xây dựng NTM và phát triển du lịch cũng đang là “điểm nghẽn” cần được khơi thông.
Từ hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái và trải nghiệm thời gian qua ở một số địa phương, có thể thấy rõ sự hạn chế khi các hộ dân phát triển theo hướng tự phát. Đó chính là sự lộn xộn trong quy hoạch dẫn đến thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng. Nhiều hộ dân đã “trắng tay” sau khi bỏ hết vốn liếng cộng thêm tiền vay ngân hàng để đầu tư phát triển du lịch và loay hoay trong mớ bòng bong bởi sự thiếu kiến thức kinh doanh, không nhận được sự định hướng và hỗ trợ.
Sự vào cuộc đúng lúc của các ban, ngành liên quan với những quyết sách, chủ trương, chính sách đúng đắn và kịp thời sẽ là “cú hích” mạnh mẽ tạo đà để NTM và du lịch cùng đồng hành, phát triển. Lúc đó, giấc mơ ngồi bên đồng lúa chín nghe tuồng bội Khương Hà, xuôi thuyền trên sông Kiến Giang trong giai điệu hào sảng, mạnh mẽ của hò khoan Lệ Thủy, câu mực đêm trên biển Cảnh Dương, quay rớ trên sông Nhật Lệ, đạp xe qua những làng quê bình yên ở Phong Nha - Kẻ Bàng… sẽ giúp người nông dân “hái ra tiền”. Và quan trọng hơn, NTM sẽ mang một diện mạo mới mẻ, bền vững với những giá trị văn hóa đa dạng của từng vùng đất và sẽ luôn là điểm dừng chân thú vị của du khách.
Chương trình truyền hình 22/03/2023
6h00 | Giới thiệu chương trình |
6h05 | Quảng Bình ngày mới |
6h25 | Khám phá Quảng Bình: Thưởng thức sò huyết lên mâm |
6h30 | Sông Loan ký sự - Tập 5 |
6h45 | Đảng trong cuộc sống hôm nay |
7h00 | Phim truyện: Khép lại quá khứ - Tập 16 |
7h45 | Sắc màu văn hóa: Quà của sen |
8h00 | Địa chỉ văn hóa: Mái đền xưa |
8h15 | Hành trình nhân đạo |
8h30 | Phim tài liệu: Chinh phục sông Đà |
9h00 | Màu thời gian: Hoài cảm |
9h15 | Nhìn ra thế giới |
9h30 | Dọc miền đất nước: Bánh trái cây |
9h50 | Phim tài liệu: 18 thôn vườn trầu |
10h20 | Sắc màu văn hóa: Quà của sen |
10h40 | Địa chỉ văn hóa: Mái đền xưa |
10h50 | Nhịp sống kinh tế |
11h00 | Ký sự: Trở lại Volga - Tập 14 |
11h15 | Hành trình nhân đạo |
11h30 | Thời sự |
11h55 | Phim truyện: Màu của tình yêu - Tập 30 |
12h40 | Phim tài liệu: 18 thôn vườn trầu |
13h05 | Thái Bình trầm tích thời gian: Chuyện đình Lạng |
13h15 | An ninh Quảng Bình |
13h30 | Nhìn ra thế giới |
13h45 | Màu thời gian: Hoài cảm |
14h00 | Kids Dance |
14h15 | Sắc màu văn hóa: Quà của sen |
14h35 | Dọc miền đất nước: Bánh trái cây |
15h00 | Phim truyện: Khép lại quá khứ - Tập 16 |
15h45 | Thi đua là yêu nước |
16h00 | Phim tài liệu: Chinh phục sông Đà |
16h30 | Đảng trong cuộc sống hôm nay |
16h45 | Trang truyền hình địa phương: Đồng hành cùng thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp |
17h00 | Thời sự |
17h20 | Khám phá Quảng Bình: Thưởng thức sò huyết lên mâm |
17h30 | Phim truyện: Màu của tình yêu - Tập 30 |
18h15 | Phóng sự: Tổ ấm |
18h30 | Trang truyền hình địa phương: Bố Trạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy và học |
18h40 | Đảng trong cuộc sống hôm nay |
19h00 | Tiếp thời sự VTV |
19h45 | Thời sự |
20h15 | Phim tài liệu: Người họ Hồ trên dãy Trường Sơn hùng vĩ |
20h50 | Phim truyện: Bộ ba huyền thoại - Tập 18 |
21h35 | Khám phá Quảng Bình: Thưởng thức sò huyết lên mâm |
21h40 | Sắc màu văn hóa: Quà của sen |
22h00 | Dọc miền đất nước: Bánh trái cây |