Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Tư 01/05/2024

Văn hoá - Văn nghệ >> Hoạt động Văn hóa - Văn nghệ

“Rằm tháng Giêng” và quá trình tiếp biến văn hóa
Cập nhật lúc 10:29 25/02/2021

Câu tục ngữ: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, cho thấy ý nghĩa của việc cúng lễ vào dịp rằm tháng Giêng quan trọng đến mức nào trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt.

Ảnh minh họa

Theo quan niệm truyền thống, “ngày rằm, mùng một” không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng, mà còn chứa đựng những điều tốt lành, may mắn. Chính vì vậy người ta đã chọn những ngày này làm thời điểm thích hợp để bày tỏ lòng thành kính, khát vọng của mình với tự nhiên. Khái niệm “tự nhiên” ở đây được hiểu là chốn linh thiêng nơi có thần, Phật và các bậc tiền nhân đã thuộc về tự nhiên.

Người phương Đông nói chung, người Việt nói riêng quan niệm tháng giêng là khởi đầu cho một năm mới, tháng đầu tiên của năm có ý nghĩa “đầu có xuôi, đuôi mới lọt”. Rằm tháng Giêng (còn được biết đến như là Tết Nguyên tiêu) là đêm trăng tròn đầu tiên khởi đầu một năm mới, đích thực mang những ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Phải chăng đây chính là lý do khiến một số quốc gia châu Á chủ động tiếp nhận những giá trị tích cực của Tết Nguyên tiêu để rồi biến nó thành một sự kiện lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Theo một số tài liệu, Tết Nguyên tiêu “rằm tháng Giêng” là lễ hội cổ truyền ở Trung Quốc, nó được phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình giao thoa văn hóa ấy Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực đã tiếp nhận và biến đổi Tết Nguyên tiêu theo cách của riêng mình. Tại Trung Quốc xưa, Tết Nguyên tiêu còn được gọi là Tết Trạng nguyên. Ngày nay, “rằm tháng Giêng” vẫn được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới đối với cả cộng đồng người Hoa đang sinh sống và làm việc trong và ngoài lãnh thổ. Tết Nguyên tiêu ngày nay ở Trung Quốc có tên “Lễ hội Đèn hoa” hay “Lễ hội Hoa đăng” với rất nhiều hoạt động văn hóa phong phú đa dạng.

Tại Hàn Quốc lễ hội “rằm tháng Giêng” có tên “Daeboreum”, là dịp để người dân quốc gia này hướng đến tự nhiên bày tỏ kính ngưỡng đối với sự linh thiêng nơi “mặt trăng”, cầu mong có được sự may mắn, tốt lành. Trong dịp lễ hội này, người dân Hàn Quốc cùng nhau tổ chức các trò chơi truyền thống, ở một số vùng quê người ta còn trèo lên núi cao với mong muốn là người đầu tiên nhìn thấy mặt trăng mọc, với niềm tin sẽ có một năm mới nhiều may mắn và những điều tốt đẹp.

Ở đất nước Nhật Bản xưa, vào ngày rằm tháng Giêng theo lịch âm, người Nhật tổ chức Lễ hội “Koshōgatsu”, nội dung chính của Lễ hội là nghi lễ cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu… Ngày nay ở Nhật Bản, lễ hội này được cử hành vào ngày 15 tháng 1 dương lịch hằng năm.

Trong quá trình hội nhập và giao thoa văn hóa, lịch sử dân tộc Việt từng chứng kiến những đợt du nhập của văn hóa Trung Hoa, trong đó có cả hình thức cưỡng bức ở thời kỳ Bắc thuộc cùng những ảnh hưởng có tính áp chế từ quốc gia phương Bắc. Với ý chí độc lập tự chủ, cùng sức mạnh nội sinh tiềm tàng, cho dù phải tiếp nhận dưới hình thức cưỡng chế hay tự nguyện thì người Việt luôn biết cách lựa chọn những gì phù hợp với dân tộc mình. Đi cùng với tiếp nhận có chọn lọc, là sự sáng tạo không ngừng trong quá trình dung nạp để biến đổi những yếu tố ngoại sinh trở thành những giá trị nội sinh đậm bản sắc dân tộc.

Nếu như Tết Nguyên tiêu ở Trung Quốc, các triều đại phong kiến xưa dành “Tết Trạng nguyên” cho một số ít những “ông Trạng” đến Vườn thượng uyển ngắm trăng, làm thơ… thì ở Việt Nam, nội dung này được biến đổi cả về hình thức lẫn nội dung để trở một ngày hội lớn của tất cả những người làm thơ, yêu thơ trong cả nước. Công chúng yêu thơ, bất cứ ai, ở đâu, cũng có thể tận hưởng cái không khí lễ hội của đêm thơ “Tết Nguyên tiêu”. Đêm Nguyên tiêu của “Ngày thơ Việt Nam” đã  từng bước hình thành như nếp sinh hoạt thường xuyên, một sân chơi lành mạnh, tao nhã và trí tuệ. Hiện nay, Ngày thơ Việt Nam đã và đang được nhiều địa phương trong cả nước hưởng ứng nhân rộng.

Tuy nhiên sự tiếp biến đáng kể nhất trong lễ “rằm tháng Giêng” chính là việc người Việt đã hình thành một nếp văn hóa tâm linh độc đáo. Đây là dịp mọi người tìm đến các ngôi chùa, đền miếu, di tích lịch sử trong những ngày đầu năm. Ở nơi thanh tịnh này, con người có dịp suy nghĩ về mình, về mọi người nhiều hơn, sâu sắc hơn; qua đó thấy cuộc đời bình an hơn, thánh thiện hơn, nhân ái hơn. Những giá trị tâm linh này có thể coi là hành trang để con người vững tin bước vào một năm mới với những điều tốt đẹp. Một giá trị nhân văn nữa mà lễ cúng rằm tháng Giêng có được trong quá trình Việt hóa, là sự gắn kết bền vững giữa các thành viên trong mỗi gia đình khi đứng trước ban thờ gia tiên, nhớ đến công đức của các bậc sinh thành, nhớ về cội nguồn. Cũng trong ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng để mọi thành viên có dịp ngồi lại với nhau, cầu mong một năm bình an, may mắn.

Tết Nguyên tiêu tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng các quốc gia bên ngoài trong quá trình tiếp nhận đã có sự chọn lọc và sáng tạo phù hợp để lễ hội “rằm tháng Giêng” trở thành một sự kiện văn hóa, tâm tinh của chính dân tộc mình. Trong xu thế hòa nhập văn hóa thế giới, việc tiếp nhận và chịu ảnh hưởng từ bên ngoài là tất yếu. Vấn đề nằm ở chỗ một dân tộc ứng xử và thực hiện sự tiếp biến văn hóa như thế nào để giữ được bản sắc!

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Tiến Thắng
chinhphu.vn

 



qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Hội Bài chòi - Sức sống văn hóa trong dòng chảy hiện đại

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 01/05/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Khám phá hang Kiều
6h30 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
6h45 Cuộc sống quanh ta
7h00 Phim truyện: Nhìn ra biển cả
8h35 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Trận quyết chiến lịch sử
9h00 Màu thời gian
9h15 Nông nghiệp sạch cho cộng đồng
9h30 An ninh Quảng Bình
9h40 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Sức mạnh của lòng dân
10h05 Truyền thông chính sách
10h25 Dọc miền đất nước: Mộc mạc hương vị cà đắng trong ẩm thực của đồng bào Mạ
10h40 Câu chuyện âm nhạc
11h00 Ký sự: Giữ gìn nếp nhà xưa
11h15 Nông dân Quảng Bình
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 40
12h40 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Trận quyết chiến lịch sử
13h15 Cuộc sống quanh ta
13h30 Bình Phước đất và người: Sông nước Đồng Phú
13h45 Màu thời gian
14h00 Kids dance
14h15 Nông nghiệp sạch cho cộng đồng
14h30 Đại biểu của Nhân dân
14h45 Dọc miền đất nước: Mộc mạc hương vị cà đắng trong ẩm thực của đồng bào Mạ
15h00 Phim truyện: Nhìn ra biển cả
16h35 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Sức mạnh của lòng dân
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Khám phá hang Kiều
17h20 Nét đẹp cuộc sống:
17h25 Quảng Ninh xưa và nay: Chùa Long Tiên dưới chân núi Bài Thơ
17h30 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 40
18h15 Nông dân Quảng Bình
18h30 Người cao tuổi
18h45 Bản tin Kinh tế - Tài chính
19h00 Tiếp thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h10 Bế mạc Liên hoan Quốc tế nhạc Jazz lần thứ I - Nha Trang 2024
21h50 Bản tin Kinh tế - Tài chính
22h00 Khám phá Quảng Bình: Khám phá hang Kiều
22h05 Sách hay thay đổi cuộc đời

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Lễ hội đường phố Đồng Hới năm 2024

  • Trailer Truyền hình trực tiếp các trận chung kết cự ly 200m và bế mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024

  • Trailer Lễ khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024 và các trận chung kết cự ly 500m

  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 5/1/2024 3:09:17 AM
MuaCKBán
AUD 16,121.66 16,284.5016,820.26
CAD 18,077.48 18,260.0818,860.83
CHF 27,068.64 27,342.0628,241.61
CNY 3,423.46 3,458.043,572.35
DKK - 3,577.183,717.11
EUR 26,475.36 26,742.7927,949.19
GBP 30,873.52 31,185.3732,211.36
HKD 3,153.19 3,185.043,289.82
INR - 303.14315.51
JPY 156.74 158.32166.02
KRW 15.92 17.6919.31
KWD - 82,091.2685,440.87
MYR - 5,259.065,378.02
NOK - 2,255.102,352.71
RUB - 262.74291.09
SAR - 6,734.967,009.77
SEK - 2,276.862,375.42
SGD 18,143.91 18,327.1818,930.14
THB 605.58 672.87699.19
USD 25,088.00 25,118.0025,458.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 04:09:37 PM 26/04/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 83.000 85.200
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.800 75.500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 73.800 75.600
Vàng nữ trang 99,99% 73.700 74.700
Vàng nữ trang 99% 71.960 73.960
Vàng nữ trang 75% 53.681 56.181
Vàng nữ trang 58,3% 41.204 43.704
Vàng nữ trang 41,7% 28.803 31.303
qc qc