Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Chủ Nhật 19/05/2024

Tin trong nước >> Văn hóa - Xã hội

Về cố đô Huế chiêm ngưỡng 2 Bảo vật Quốc gia ở chùa Thiên Mụ
Cập nhật lúc 11:16 05/12/2023

Hai Bảo vật Quốc gia ở chùa Thiên Mụ gồm Đại Hồng Chung do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1710, nặng gần 2 tấn và tấm bia đá dựng năm 1715 khắc bài “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu.

 
Họa tiết hoa văn trên quả chuông Đại Hồng Chung được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Họa tiết hoa văn trên quả chuông Đại Hồng Chung được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013.
(Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ là ngôi cổ tự nổi tiếng của đất Thần Kinh (Thừa Thiên-Huế) được xây dựng vào thế kỷ XVII dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Hiện nay, ngôi chùa đang lưu giữ 2 bảo vật quốc gia là quả chuông Đại Hồng Chung do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc vào năm 1710, nặng hơn 2 tấn và tấm bia đá dựng năm 1715 khắc bài “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu nói về việc tôn tạo chùa.

Quả chuông Đại Hồng Chung

Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ là một pháp khí quan trọng được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) - nối đời thứ 30 dòng thiền Tào Động, pháp danh Hưng Long, cho đúc vào năm 1710 để cúng dường đức Phật.
Chuông nặng hơn 2.000kg, cao 2,5m, đường kính miệng 1,4m, có hình dáng cân đối; hoa văn và những môtíp trên thân chuông được chạm trổ tinh vi, sắc nét với các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của cả 3 luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo, thể hiện ước nguyện mưa thuận gió hòa, đất nước thái bình, nhân dân yên ổn, vẹn toàn trí tuệ Phật pháp.
ttxvn-0412chuong-5450.jpg
Quả chuông Đại Hồng Chung được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013.
(Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
 
Chuông chùa Thiên Mụ là một trong những quả chuông chùa lâu đời và có giá trị nhiều mặt ở cố đô Huế, là công trình tiêu biểu về giá trị mỹ thuật trang trí cũng như hội tụ các nét đặc trưng của nghệ thuật đúc đồng tinh xảo, đồng thời cũng đánh dấu sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong vào giai đoạn cuối thế kỷ 17-đầu thế kỷ 18.
Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ được công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam năm 2013.
 
Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự”
 
Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) dựng năm 1715 trong dịp đại trùng kiến chùa Thiên Mụ là một trong những di vật hiếm hoi thời chúa Nguyễn với những giá trị độc đáo còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn, trên bia khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, gồm 1.250 chữ Hán (không bao gồm các chữ trên trán bia và các con dấu), kiểu chữ chân phương.
 
ttxvn-0412biahue-3321.jpg
Bia đá khắc bài “Ngự kiến Thiên Mụ tự” được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2020.
(Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
 
Nội dung văn bia thể hiện rõ tầm quan trọng của Phật giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu cũng như của việc trùng kiến chùa Thiên Mụ vào thời điểm này. Nội dung và cách thức tạo tác, trang trí bia với nhiều ý nghĩa mang tính biểu tượng có giá trị đặc biệt về chính trị, tư tưởng, lịch sử và văn hóa thời các chúa Nguyễn, trực tiếp là dưới thời của chúa Nguyễn Phúc Chu, người có vai trò quan trọng trong việc phát triển tông phái Phật giáo Tào Ðộng ở Việt Nam và có nhiều cải cách, tạo bước phát triển vững mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Đàng Trong.
Bia được đặt tại chùa Thiên Mụ, nơi gắn liền với bước đầu mở cõi của Tiên chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613) tại xứ Đàng Trong. Cùng với chùa Sùng Hóa, chùa Thiên Mụ là một trong hai ngôi quốc tự ra đời sớm nhất ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn.
Chùa Thiên Mụ không chỉ quan trọng trong việc tôn vinh Phật giáo mà còn có vai trò trấn giữ về mặt phong thủy đối với thủ phủ Phú Xuân. Đây cũng là địa điểm diễn ra các quốc lễ, các nghi lễ Phật giáo quan trọng do các chúa Nguyễn tổ chức kể từ đầu thế kỷ 17, trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh tiêu biểu của các thế hệ chúa Nguyễn và sau này là của các hoàng đế triều Nguyễn.
Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” là một tác phẩm điêu khắc đá đặc sắc của Việt Nam vào đầu thế kỷ 18 với kích thước đồ sộ nhất trong các bia đá thời chúa Nguyễn. Hình thức trang trí và kỹ thuật chạm khắc trên bia phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật thời Lê-Trịnh, đồng thời có những nét riêng của phong cách bia thời Nguyễn với những đặc điểm mang giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử.
Các dấu ấn được chạm trên bia rất đa dạng với 4 loại hình (2 dấu hình chữ nhật, 1 dấu hình oval, 1 dấu hình vuông, 1 dấu hình tròn), được khắc chồng lên phần chữ của minh văn theo cách đóng dấu vẫn thường thấy trên các văn bản hành chính, nội dung cô đọng, sâu sắc, thể hiện sự uyên thâm về kiến thức của chúa Nguyễn Phúc Chu, sự phong phú về hình thức nghệ thuật và trình độ chạm khắc trên đá của các nghệ nhân đương thời.
Trong số đó, dấu ấn Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo (ấn truyền quốc của các chúa Nguyễn, sau này là các hoàng đế triều Nguyễn, được công nhận Bảo vật Quốc gia Việt Nam năm 2016) được thể hiện ở hai vị trí: trên trán bia và ở cuối minh văn trên thân bia.
Mặc dù là dấu được khắc chồng lên nhưng nghệ thuật chạm khắc điêu luyện ở chỗ vẫn thể hiện được hai lớp nội dung khác nhau (nội dung của dấu ấn và phần nội dung bia), đủ để người đọc hình dung được thứ tự của văn bản. Đây là hình thức vô cùng độc đáo thể hiện minh văn trên bia đá y như trên văn bản giấy.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, sự tác động của chiến tranh, thời tiết và con người, bia vẫn tồn tại như một minh chứng sống động của mạch nguồn tư tưởng, triết lý nhân văn thời chúa Nguyễn, đã và đang tiếp tục được nuôi dưỡng trong dòng chảy của tư tưởng độc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ, hoằng dương đạo pháp vì một xã hội phồn vinh, bốn cõi thanh bình, muôn dân lạc nghiệp.
Với những giá trị độc bản về hình thức tạo tác, trang trí mỹ thuật; sự độc đáo và sâu sắc về giá trị tư tưởng, lịch sử, văn hóa thời chúa Nguyễn, đặc biệt liên quan trực tiếp đến chúa Nguyễn Phúc Chu - vị chúa Nguyễn có nhiều công lao trong sự nghiệp mở mang phát triển đất nước vào đầu thế kỷ 18, bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia của Việt Nam năm 2020./.
 
Theo TTXVN
vietnamplus.vn


qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Trailer Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quảng Bình: Hành trình khát vọng - phát triển"

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 19/05/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Cá rô kho xứ Lệ
6h30 An ninh Quảng Bình
6h40 Phim tài liệu: Người họ Hồ trên dãy Trường Sơn hùng vĩ
7h15 Cải cách hành chính
7h30 Phòng chống đuối nước ở trẻ em
8h00 Bảo hiểm xã hội
8h15 Ca nhạc
8h45 Lễ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10h30 Bác Hồ của chúng ta
10h45 Thi đua là yêu nước
11h00 Ký sự: Đất và người phương Nam - Tập 2
11h20 Nhịp cầu nhân ái
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Tha thứ cho anh - Tập 37
12h40 Phim tài liệu: Nhớ lời Bác dặn
13h10 Sân khấu: Vang tiếng Bác giữa mùa thu đất Cảng
13h30 Màu thời gian: Phượng hồng
15h00 Phòng chống đuối nước ở trẻ em
15h30 Cải cách hành chính
16h00 Phim tài liệu:Trường Sơn - Một thời con gái - Tập 1
16h30 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
16h45 Nhịp cầu nhân ái
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Cá rô kho xứ Lệ
17h20 Bảo hiểm xã hội
17h30 Phim truyện:Tha thứ cho anh - Tập 37
18h15 Thi đua là yêu nước
18h30 Công thương Quảng Bình
18h45 An toàn giao thông
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Quảng Bình tuần qua
20h20 Phim tài liệu: Niềm tụ hào Đại Phong
20h35 Cuộc sống quanh ta
20h45 Phim truyện: Vượt qua Bến Thượng Hải
22h15 Khám phá Quảng Bình: Cá rô kho xứ Lệ
22h30 Câu chuyện âm nhạc

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quảng Bình: Hành trình khát vọng - phát triển"

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 10

  • Trailer Lễ hội đường phố Đồng Hới năm 2024

  • Trailer Truyền hình trực tiếp các trận chung kết cự ly 200m và bế mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024

  • Trailer Lễ khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024 và các trận chung kết cự ly 500m

  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 5/19/2024 5:43:52 PM
MuaCKBán
AUD 16,542.79 16,709.8917,245.90
CAD 18,212.53 18,396.5018,986.61
CHF 27,337.87 27,614.0128,499.80
CNY 3,452.70 3,487.583,599.99
DKK - 3,638.163,777.47
EUR 26,943.10 27,215.2528,420.33
GBP 31,406.75 31,723.9932,741.62
HKD 3,179.47 3,211.583,314.60
INR - 304.36316.53
JPY 158.48 160.08167.74
KRW 16.23 18.0419.68
KWD - 82,668.5485,973.23
MYR - 5,379.965,497.28
NOK - 2,331.492,430.47
RUB - 266.28294.77
SAR - 6,767.267,037.78
SEK - 2,325.992,424.74
SGD 18,433.15 18,619.3419,216.61
THB 621.40 690.45716.88
USD 25,220.00 25,250.0025,450.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 08:37:07 AM 18/05/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 87.700 90.400
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 75.600 77.200
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 75.600 77.300
Vàng nữ trang 99,99% 75.400 76.400
Vàng nữ trang 99% 73.644 75.644
Vàng nữ trang 75% 54.956 57.456
Vàng nữ trang 58,3% 42.196 44.696
Vàng nữ trang 41,7% 29.512 32.012
qc qc