Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ 7 04/05/2024

Ký sự - Phóng sự >> Phóng sự

Vị Đại tướng chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh trong những ngày tháng 4/1975
Cập nhật lúc 09:15 27/04/2020

Kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mọi người mới hiểu hết được trí tuệ tập thể của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, trong đó có vai trò nổi bật của người chỉ huy Văn Tiến Dũng, người chịu trách nhiệm cao nhất với tư cách Tư lệnh Chiến dịch…

Đồng chí Văn Tiến Dũng (ngồi ngoài cùng, bên trái) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy
Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975. Ảnh tư liệu

Sau những thắng lợi tạo tiền đề vững chắc của chiến dịch Tây Nguyên, Trị Thiên-Huế và chiến dịch giải phóng Đà Nẵng (tháng 3/1975), thời cơ để ta mở Tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn-Gia Định đã chín muồi.

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị đã họp và nhận định: “Cuộc Tổng tiến công chiến lược đã giành được thắng lợi vô cùng to lớn, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2 quân đoàn, giải phóng 16 tỉnh, đưa số nhân dân vùng giải phóng lên 8 triệu; thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Cần có sự quyết tâm lớn hoàn thành trận quyết định chiến lược cuối cùng tốt nhất trong tháng 4/1975”.

Trong bối cảnh ấy, đầu tháng 4/1975, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định.

Về sau, thể theo nguyện vọng tha thiết của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn-Gia Định, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy Chiến dịch đổi tên “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định” thành “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Cũng thời điểm này, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, được Nhà nước thăng cấp Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, ông được cử vào làm đại diện Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, và là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. 

Đại tướng Văn Tiến Dũng là người trong kháng chiến chống Pháp giữ vai trò chỉ huy Đại đoàn 320 hoạt động trên chiến trường Bắc Bộ và trong kháng chiến chống Mỹ, người trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch có tính quyết định đối với thắng lợi cuối cùng như chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), chiến dịch Trị - Thiên (1972), chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3/1975).

Trong cuộc tấn công sào huyệt cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa - khu Sài Gòn-Gia Định, Đại tướng Văn Tiến Dũng cùng với các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Chiến dịch như Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đinh Đức Thiện, Lê Ngọc Hiền… quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị: “Thần tốc, táo bạo, chắc thắng, đánh chiếm Sài Gòn nhanh gọn, nhưng phải đảm bảo cho thành phố ít bị tàn phá, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của”. 

Trước khi ra quyết định, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã trăn trở rất nhiều: Đánh vào Sài Gòn như thế nào cho nhanh, chắc thắng, làm sụp đổ cả chế độ ngụy quân, ngụy quyền, đập tan cả hệ thống tổ chức quân đội và chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến cơ sở, phá tan bộ máy chiến tranh..., nhưng lại phải đánh như thế nào để thành phố ít bị tàn phá nhất, giải phóng được mấy triệu đồng bào mà hạn chế đổ máu và bảo đảm cuộc sống nhanh trở lại bình thường.

Để giải quyết vấn đề này, Đại tướng cùng tập thể Bộ Chỉ huy chiến dịch đã phân tích vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện, cụ thể, tìm ra phương án tối ưu, bảo đảm thắng lợi.

Sau nhiều đêm thức trắng trao đổi, bàn bạc, Đại tướng Văn Tiến Dũng và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đi tới nhất trí về cách đánh: Dùng một bộ phận lực lượng thích hợp trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ quân địch lại, không cho chúng rút chạy về Sài Gòn… Dùng đại bộ phận lực lượng các đơn vị nhanh chóng thọc sâu, đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven, mở đường cho các binh đoàn đột kích cơ giới hóa mạnh, đã được tổ chức chặt chẽ, tiến theo các trục đường lớn, đánh thẳng vào 5 mục tiêu được lựa chọn trong nội thành. Năm mục tiêu đó là: Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Dinh Độc Lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát ngụy quyền và sân bay Tân Sơn Nhất.

Dưới sự chỉ đạo của ông, chỉ sau 5 ngày (từ 26-30/4/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Điện của Bộ Chính trị từ Hà Nội gửi vào cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch: “Đã nhận được tin ta cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Gửi các anh lời chúc mừng đại thắng. Bộ Chính trị rất vui”…

Theo phân tích của các tướng lĩnh, việc điều khiển 5 cánh quân từ 5 hướng cùng tiến vào bao vây cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn - Gia Định là đợt tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.

Những binh đoàn từ Bắc Trị Thiên, Tây Nguyên, Khu 5 xuất phát vào những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường, xử lý tình huống tấn công mở đường khác nhau nhưng Đại tướng Văn Tiến Dũng đã tính toán, chỉ đạo thống nhất để tất cả hành quân tiến kịp về Sài Gòn và phối hợp ăn ý.

Kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mọi người mới hiểu hết được trí tuệ tập thể của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, trong đó có vai trò nổi bật của người chỉ huy Văn Tiến Dũng, một người rất quyết đoán và chịu trách nhiệm cao nhất…

Đại tướng Văn Tiến Dũng đã kể lại cảnh các đồng chí trong Sở Chỉ huy Chiến dịch vào trưa ngày 30/4/1975: "Mọi người ngồi quanh chiếc máy thu thanh và khi nghe giọng nói của Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh nói lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện, tất cả chúng tôi đều nhảy lên, reo lên, ôm hôn nhau, công kênh nhau. Tiếng vỗ tay, tiếng cười, tiếng nói ríu rít, vui náo nhiệt. Các anh Lê Đức Thọ, Phạm Hùng ôm chầm lấy tôi. Tất cả đều nghẹn ngào, xúc động... Anh Đinh Đức Thiện mắt đỏ hoe, nói bây giờ nếu có nhắm mắt cũng yên lòng”...

Sau đó, vào một ngày giáp Tết Bính Thìn năm 1976, Đại tướng Văn Tiến Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng ta lên đường sang Paris dự Đại hội lần thứ 22 Đảng Cộng sản Pháp.

Trong một hội trường lớn ở thủ đô Paris, gần 2.000 đại biểu dự Đại hội 22 Đảng Cộng sản Pháp, đã đứng dậy vỗ tay hoan hô rất lâu khi Đại tướng Văn Tiến Dũng, trong bộ quân phục bước vào, trước ánh đèn rực sáng của máy ảnh, máy quay phim. Đến giờ giải lao, nhiều người tới quây lấy Đại tướng bắt tay, chúc mừng thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh; xin chữ kí, chụp ảnh chung và xin phỏng vấn: “Vì sao Việt Nam thắng, Mỹ thua?”.

Lúc này, Đại tướng Văn Tiến Dũng xúc động nghĩ tới công lao vĩ đại của Bác Hồ; sự chỉ đạo sáng suốt, tài thao lược, tính kiên quyết, tư tưởng cách mạng tiến công của tập thể Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương; những hy sinh cao quý, những cố gắng phi thường của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng gặp lại nhau
sau ngày giải phóng Sài Gòn, ngày 5/5/1975. Ảnh dẫn theo VOV

Khi chiến tranh đã lùi xa, nhân dân ta thấy lịch sử có sự trùng hợp thú vị: Sự kiện kết thúc hai cuộc kháng chiến chống giặc, cứu nước (chống Pháp, chống Mỹ) đều bằng hai chiến dịch lịch sử do hai vị Đại tướng chỉ huy là Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Hai chiến dịch này đều mang tính quyết định cuối cùng với thắng lợi về tay nhân dân Việt Nam.

Những chiến công vĩ đại ấy mãi lưu danh sử sách!

Ghi chép của Chi Phan
Theo chinhphu.vn

 



qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Đam San - Nguồn năng lượng từ tình yêu quê hương

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 04/05/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Chiến khu xưa Thuận Đức
6h30 Giao lưu: Đam San - Nguồn năng lượng từ tình yêu quê hương
6h45 Xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh
7h00 Chương trình nghệ thuật: Tuyên Quang - Nơi vẻ đẹp hội tụ
8h00 Âm vang miền cửa biển: Bé dắt mùa sang
8h15 Truyền thông chính sách
8h30 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử
9h00 Kids Dance
9h15 Truyền thông chính sách
9h30 Pháp luật và đời sống
9h40 Phim tài liệu: Đa dạng sinh học khu hệ cá sông Mê Kông - Việt Nam trước những biến đổi hiện hữu
10h05 Giáo dục và Đào tạo
10h25 Dọc miền đất nước: Mộc mạc hương vị cà đắng trong ẩm thực của đồng bào Mạ
10h40 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
11h00 Ký sự: Mùa xuân nơi chiến hào
11h15 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Tha thứ cho anh - Tập 32
12h40 Giáo dục và Đào tạo
13h00 Giải đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024
13h30 Thái Bình trầm tích thời gian
13h45 Nhịp sống trẻ
14h00 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
14h15 Truyền thông chính sách
14h30 Pháp luật và đời sống
14h45 Dọc miền đất nước: Mộc mạc hương vị cà đắng trong ẩm thực của đồng bào Mạ
15h00 Chương trình nghệ thuật: Tuyên Quang - Nơi vẻ đẹp hội tụ
16h00 Phim tài liệu: Đa dạng sinh học khu hệ cá sông Mê Kông - Việt Nam trước những biến đổi hiện hữu
16h25 Kids Dance
16h40 Xây dựng nông thôn mới và Đô thị văn minh
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Chiến khu xưa Thuận Đức
17h20 An ninh Quảng Bình
17h30 Phim truyện: Tha thứ cho anh - Tập 32
18h15 Pháp luật và đời sống
18h30 Bạn của nhà nông
18h40 Truyền thông chính sách
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Chương trình Giao lưu Nghệ thuật: "Thiên sử vàng Hải Phòng - Điện Biên"
22h15 Khám phá Quảng Bình: Chiến khu xưa Thuận Đức
22h20 Sách hay thay đổi cuộc đời

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Lễ hội đường phố Đồng Hới năm 2024

  • Trailer Truyền hình trực tiếp các trận chung kết cự ly 200m và bế mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024

  • Trailer Lễ khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024 và các trận chung kết cự ly 500m

  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 5/4/2024 5:05:31 PM
MuaCKBán
AUD 16,354.34 16,519.5417,049.50
CAD 18,090.38 18,273.1118,859.33
CHF 27,341.37 27,617.5528,503.54
CNY 3,436.06 3,470.773,582.65
DKK - 3,598.263,736.05
EUR 26,625.30 26,894.2528,085.20
GBP 31,045.53 31,359.1232,365.15
HKD 3,169.44 3,201.453,304.16
INR - 303.80315.94
JPY 161.02 162.65170.43
KRW 16.21 18.0219.65
KWD - 82,506.0085,804.46
MYR - 5,303.655,419.33
NOK - 2,286.732,383.82
RUB - 265.97294.43
SAR - 6,753.597,023.59
SEK - 2,299.452,397.08
SGD 18,345.10 18,530.4019,124.88
THB 611.06 678.96704.95
USD 25,117.00 25,147.0025,457.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 08:34:54 AM 04/05/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 83.500 85.900
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.100 74.800
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,3 chỉ, 0,5 chỉ 73.100 74.900
Vàng nữ trang 99,99% 73.000 74.000
Vàng nữ trang 99% 71.267 73.267
Vàng nữ trang 75% 53.156 55.656
Vàng nữ trang 58,3% 40.796 43.296
Vàng nữ trang 41,7% 28.511 31.011
qc qc