Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Năm 02/05/2024

Ký sự - Phóng sự >> Phóng sự

Vì sao tháng cuối cùng của năm âm lịch được gọi là "tháng củ mật?"
Cập nhật lúc 10:01 11/01/2024

Kinh nghiệm lâu đời của người Việt cho thấy tháng Chạp là tháng dễ xảy ra trộm cắp nhất trong năm, vì thế người xưa cảnh báo đây là "tháng củ mật," nghĩa là kiểm soát cẩn mật tài sản và tiền bạc.

Tháng Chạp là tháng dễ xảy ra trộm cắp nhất trong năm nên người xưa gọi là "tháng củ mật"
(Ảnh minh họa: AI)
 
Năm Âm lịch Quý Mão đã chính thức bước sang tháng cuối cùng – tháng Chạp, theo cách gọi của người xưa. Đây cũng chính là "tháng củ mật" mà người xưa thường cảnh báo và đến bây giờ ý nghĩa cảnh báo vẫn giữ nguyên giá trị.
Vì sao người xưa không gọi là tháng 12 Âm lịch, và "tháng củ mật" có nghĩa là gì?
Theo Giáo sư Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, từ “chạp” xuất phát từ văn hóa Trung Quốc xưa, là một biến âm của từ “lạp” trong tiếng Hán.
Lạp là lễ tế thần vào dịp cuối năm (tháng 12 Âm lịch) nên còn gọi là Lạp nguyệt. Trong văn hóa Việt Nam, tháng 12 là tháng có nhiều lễ cúng bái, đặc biệt, người Việt thường chú trọng chăm sóc mồ mả tổ tiên vào dịp này cho tươm tất để chuẩn bị mời ông bà về nhà ăn Tết.
Do có phần chịu ảnh hưởng qua lại với Trung Quốc nên người Việt cũng dùng từ “chạp” trong giỗ chạp và tên gọi tháng Chạp xuất phát từ đây.
Tháng Chạp là tháng quan trọng, chuẩn bị kết thúc một năm cũ để bước sang một chu kỳ mới, một khởi đầu mới. Bởi lẽ đó, ở cả thời xưa và ngày nay, đây là tháng bận rộn nhất, tháng vun vén mọi việc và thu hoạch, tích trữ, chuẩn bị đón Năm mới thật hoàn hảo, sung túc.
Nhưng tháng Chạp cũng được gọi là "tháng củ mật" với hàm nghĩa cảnh báo mọi người nên trông nom nhà cửa cẩn thận, đề phòng trộm cắp hoặc xui rủi không đáng có.
Theo từ điển Hán Nôm, từ “củ mật” là cách nói rút gọn từ cụm từ “củ sát nghiêm mật,” nghĩa là xem xét, kiểm soát một cách cẩn mật.
Kinh nghiệm lâu đời của người Việt cho thấy tháng Chạp là tháng dễ xảy ra trộm cắp nhất trong năm bởi tháng cuối năm cũng là tháng thu hoạch, người đi buôn sẽ cố thu tiền về, người cho vay cũng đi đòi nợ để mua bán sắm sửa đón Tết.
Những người lao động khác cũng cố gắng khẩn trương hoàn tất công việc của mình. Mọi nhà, mọi người đều bận rộn hơn bình thường nên dẫn đến tinh thần mệt mỏi, dễ mất tập trung, lơ là, nhất là khi đêm xuống.
Đây chính là lúc những kẻ đạo chích lợi dụng để ra tay hoạt động, lẻn vào tư gia trộm đi các thành quả lao động cũng như tiền bạc tích trữ khiến người dân mất Tết.
Vào thời xưa, khi bước vào tháng Chạp, các quan phủ thường hay nhắc nhở các chánh tổng, lý trưởng, hào dịch các nơi phải lưu tâm cắt cử tuần phiên “củ soát cẩn mật,” phòng ngừa trộm cắp, người dân cũng cần chú ý cửa đóng cửa cài then cẩn thận, bảo quản thật kỹ tài sản, tiền bạc của mình không chỉ ở trong nhà mà ở cả ngoài đường.
 
thang-cu-mat2-433.jpg
Người dân cần cảnh giác nạn móc túi nơi công cộng trong "tháng củ mật."
(Ảnh minh họa: AI)
Ngày nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật,” đặc biệt là vào những ngày giáp Tết, khi công nợ được thu về, lương thưởng được lĩnh, và người người nườm nượp đi mua sắm Tết.
Ở các chợ, trung tâm mua sắm có mật độ người đông đúc là các điểm lý tưởng cho đạo chích hoạt động. Vì thế người dân không nên mang theo nhiều tiền mặt hoặc tài sản quý trong túi xách hoặc balô đeo sau lưng mà nên cất giữ tiền, đồ vật có giá trị trong túi đeo phía trước hoặc cất trong người, đề phòng kẻ xấu rạch túi hoặc móc túi.
Còn tại tư gia, các gia đình cần kiểm tra lại hệ thống tường rào, gia cố bảo đảm đủ cao, đủ chắc chắn và gây khó khăn cho kẻ trộm nếu có ý định trèo qua.
Luôn nhớ kiểm tra hệ thống cửa ra vào nhà bao gồm cửa cổng, cửa ra vào chính, cửa ngách, cửa hậu, cửa tum và các cửa sổ, cửa chớp. Bảo đảm các cửa phải được khóa chắc chắn trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi đi ngủ. Các gia đình nên sử dụng khóa cửa bằng các loại khóa an toàn, chống cắt phá cả từ bên ngoài và bên trong.
Nên lắp đặt các thiết bị an ninh với chi phí tiết kiệm như đèn cảm ứng tự bật sáng khi phát hiện chuyển động, chuông báo động tự động kích hoạt khi cửa mở hoặc có điều kiện thì lắp đặt hệ thống camera an ninh phù hợp.
Tháng Chạp ở thời hiện đại còn nhiều yếu tố cần “củ mật” nữa, đó là cẩn thận hỏa hoạn từ nhang khói, vàng mã... trong thời tiết hanh khô; vấn đề an toàn thực phẩm trong những buổi tiệc tùng, liên hoan tất niên; vấn đề an toàn giao thông trong những ngày cuối năm ngược xuôi vội vã…
Không phải vô lý khi người xưa cảnh báo về "tháng củ mật" dễ mất mát tiền của, hay "tai bay vạ gió," hoặc hao người tốn của vì những lý do khác nhau để mọi người hết sức thận trọng, tránh mọi điều xui xẻo trước khi đón một cái Tết thật trọn vẹn, an vui./.
 
Theo TTXVN
vietnamplus.vn


qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Hội Bài chòi - Sức sống văn hóa trong dòng chảy hiện đại

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 02/05/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Một ngày ở làng nghề chiếu cói An Xá
6h30 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
6h45 Cuộc sống quanh ta
7h00 Ca nhạc
7h45 Nhịp sống trẻ
8h00 Khoa giáo: Kỹ thuật trồng nấm linh chi trên gỗ khúc
8h15 Đại biểu của Nhân dân
8h30 Phim tài liệu: Nghị quyết 41 - NQ/TƯ - Động lực phát triển đội ngũ doanh nhân Quảng Bình trong thời kỳ mới
9h00 Người cao tuổi
9h15 Nông nghiệp sạch cho cộng đồng
9h40 Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ và quyết định sáng suốt
10h15 Sách hay thay đổi cuộc đời
10h25 Dọc miền đất nước: Khám phá Đắk Mil
10h40 Kids dance
10h55 Nét đẹp cuộc sống: Nét đẹp bình dị phố biển
11h00 Ký sự: Đôi mắt của rừng
11h15 Xây dựng nông thôn mới và Đô thị văn minh
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 41
12h40 Phim tài liệu: Nghị quyết 41 - NQ/TƯ - Động lực phát triển đội ngũ doanh nhân Quảng Bình trong thời kỳ mới
13h10 Nhịp sống trẻ
13h25 Văn hóa - Văn học - Nghệ thuật
13h35 Sách hay thay đổi cuộc đời
13h50 Kids Dance
14h05 Truyền thông chính sách
14h20 Âm vang miền cửa biển: Bé dắt mùa sang
14h35 Xây dựng nông thôn mới và Đô thị văn minh
14h45 Dọc miền đất nước: Khám phá Đắk Mil
15h00 Ca nhạc
15h40 Đại biểu của Nhân dân
16h00 Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ và quyết định sáng suốt
16h25 Đời sống ngư dân
16h40 Người cao tuổi
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Một ngày ở làng nghề chiếu cói An Xá
17h20 Xây dựng nông thôn mới và Đô thị văn minh
17h30 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 41
18h15 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
18h35 Văn hóa - Văn học - Nghệ thuật
18h50 Bản tin Kinh tế - Tài chính
19h00 Tiếp thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca tự do
21h00 Phim truyện: Càn Long truyền kỳ - Tập 14
21h45 Khám phá Quảng Bình: Một ngày ở làng nghề chiếu cói An Xá
21h50 Bản tin Kinh tế - Tài chính
21h55 Đời sống ngư dân
22h05 Âm vang miền cửa biển: Bé dắt mùa sang

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Lễ hội đường phố Đồng Hới năm 2024

  • Trailer Truyền hình trực tiếp các trận chung kết cự ly 200m và bế mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024

  • Trailer Lễ khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024 và các trận chung kết cự ly 500m

  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 5/2/2024 3:00:58 AM
MuaCKBán
AUD 16,121.66 16,284.5016,820.26
CAD 18,077.48 18,260.0818,860.83
CHF 27,068.64 27,342.0628,241.61
CNY 3,423.46 3,458.043,572.35
DKK - 3,577.183,717.11
EUR 26,475.36 26,742.7927,949.19
GBP 30,873.52 31,185.3732,211.36
HKD 3,153.19 3,185.043,289.82
INR - 303.14315.51
JPY 156.74 158.32166.02
KRW 15.92 17.6919.31
KWD - 82,091.2685,440.87
MYR - 5,259.065,378.02
NOK - 2,255.102,352.71
RUB - 262.74291.09
SAR - 6,734.967,009.77
SEK - 2,276.862,375.42
SGD 18,143.91 18,327.1818,930.14
THB 605.58 672.87699.19
USD 25,088.00 25,118.0025,458.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 04:09:37 PM 26/04/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 83.000 85.200
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.800 75.500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 73.800 75.600
Vàng nữ trang 99,99% 73.700 74.700
Vàng nữ trang 99% 71.960 73.960
Vàng nữ trang 75% 53.681 56.181
Vàng nữ trang 58,3% 41.204 43.704
Vàng nữ trang 41,7% 28.803 31.303
qc qc