Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Tư 26/06/2024

Tin quốc tế >> Chính trị

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003
Cập nhật lúc 10:44 12/06/2024

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tại Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể. (Ảnh : TTXVN phát)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tại Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể. (Ảnh : TTXVN phát)

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 11/6, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể (Công ước 2003), đã khai mạc với sự tham dự của 183 quốc gia thành viên và hơn 100 quan sát viên.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp này.

Tại phiên khai mạc, Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003, đưa số lượng các cơ chế then chốt của UNESCO mà Việt Nam tham gia lên con số 6 (thành viên Ủy ban Di sản thế giới và Hội đồng Chấp hành UNESCO, Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003).

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu, và đặc biệt là sự ghi nhận đối với những đóng góp của Việt Nam trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nước và trên thế giới.

Đây cũng là kết quả của việc triển khai chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, cũng như Chiến lược Ngoại giao văn hoá đến năm 2030.

Ở vị trí điều hành, Việt Nam sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thông qua các quyết định quan trọng của UNESCO về văn hóa, đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu của Công ước 2003, cũng như tranh thủ các chương trình, kế hoạch, sáng kiến của UNESCO phục vụ phát triển đất nước, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trong hợp tác văn hóa ở tầm toàn cầu.

ttxvn_Viet_nam_UNESCO_1206-2.jpg
Phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO
Việt Nam dẫn đầu tham dự Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa
Phi vật thể, ngày 11-12/6 tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris. (Ảnh : TTXVN phát)

Phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể của Kỳ họp lần thứ 10, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban liên Chính phủ, Ban thư ký và các quốc gia thành viên Công ước 2003 trong thúc đẩy các mục tiêu của Công ước, nâng cao nhận thức về vai trò của bảo vệ và trao truyền di sản phi vật thể, đặt cộng đồng vào trung tâm của nỗ lực bảo tồn di sản.

Thứ trưởng khẳng định Việt Nam, với 15 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh và 550 Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia, luôn luôn quan tâm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp quốc gia, và gần đây nhất là Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Phát triển Văn hóa đến 2045, và Luật Di sản văn hóa sửa đổi.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề xuất UNESCO và các nước thành viên cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai hiệu quả Công ước, ưu tiên chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển, các quốc gia Châu Phi, nhóm đảo nhỏ đang phát triển, thúc đẩy tham gia và đóng góp của cộng đồng, phụ nữ và thanh niên.

Các quốc gia thành viên Công ước 2003 đánh giá cao những kinh nghiệm, hiểu biết và nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở cả phương diện lý luận, luật pháp và thực tiễn, là bài học tốt cho nhiều quốc gia ở khu vực và quốc tế, góp phần bảo vệ khẩn cấp những di sản có nguy cơ bị mai một, gìn giữ những di sản đại diện cho nhân loại và quảng bá những hình mẫu di sản được bảo vệ tốt trên thế giới.

Diễn ra trong hai ngày, 11 và 12/6, Kỳ họp lần thứ 10 của Đại hội đồng Công ước 2003 là dịp để các nước thành viên cùng nhau thảo luận các vấn đề quan trọng đối với tương lai của Công ước và hướng các nỗ lực của các quốc gia và cộng đồng vào việc bảo vệ di sản sống của thế giới.

Các chủ đề chính trong chương trình nghị sự bao gồm: tổng kết các hoạt động của Đại hội đồng giai đoạn 2022-2023; xem xét việc triển khai rộng rãi hơn Điều 18 của Công ước; xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn lực của Quỹ Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2024 và 2025; công nhận các tổ chức phi chính phủ mới và bầu 12 thành viên mới của Ủy ban.

Đại hội đồng Công ước 2003 là cơ quan quyền lực cao nhất của UNESCO trong lĩnh vực bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể, gồm đại diện của 183 nước thành viên. Đại hội đồng quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách, đường lối phát triển của Công ước, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác bảo tồn di sản phi vật thể ở các quốc gia, bầu Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003.

Việt Nam chính thức tham gia Công ước 2003 vào ngày 5/9/2005, trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới gia nhập Công ước quan trọng này.

Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã 2 lần được tín nhiệm, trúng cử vào Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tinh thần của Công ước đã được vận dụng vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và vào thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, với những kết quả rất đáng ghi nhận.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, đệ trình và thúc đẩy việc ghi danh các hồ sơ đề cử như: Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc; Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê; Hang Con Moong; Lễ hội Vía bà Chúa Xứ núi Sam; Nghệ thuật Tranh dân gian Đông Hồ; Nghệ thuật Chèo; Mo Mường; Công viên địa chất Lạng Sơn; và đặc biệt là Dự án bảo tồn và phát huy giá trị khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội./.

 

Theo vietnamplus.vn

 



qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Trailer Chương trình "Hành trình đỏ" năm 2024

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 26/06/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h15 Khám phá Quảng Bình: Trường Thủy - Vùng đất thiêng
6h20 Ký sự: Đường 20 Quyết Thắng - Tập 5
6h35 Truyền thông và chính sách
6h55 Phim truyện: Hợp đồng yêu đương - Tập 9
7h40 Dọc miền đất nước: Nơi hội tụ tinh hoa nghề Việt
8h00 Phóng sự: Học tập và làm theo lời Bác
8h15 Nông dân Quảng Bình
8h30 Phim tài liệu: Việt Nam Tổ quốc nhìn từ biển - Tập 15
9h00 Màu thời gian: Thuyền viễn xứ
9h15 Phụ nữ Quảng Bình
9h30 Vì chủ quyền an ninh biên giới
9h45 Phim tài liệu: Khúc ca đất phương Nam
10h30 Dọc miền đất nước: Nơi hội tụ tinh hoa nghề Việt
11h05 Ký sự: Những dòng sông xứ Quảng - Tập 14
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Tình trong lửa hận - Tập 29
12h40 Phim tài liệu: Việt Nam Tổ quốc nhìn từ biển - Tập 15
13h10 Nông dân Quảng Bình
13h25 Phóng sự: Hiệu quả từ mô hình Dân vận khéo "Mỗi xã, cơ quan, đơn vị giúp một bản"
13h45 Màu thời gian: Thuyền viễn xứ
14h00 Kids Dance
14h15 Người cao tuổi
14h30 Dọc miền đất nước: Nơi hội tụ tinh hoa nghề Việt
15h00 Phim truyện: Hợp đồng yêu đương - Tập 9
15h45 Người cao tuổi
16h00 Phim tài liệu: Khúc ca đất phương Nam
16h45 Nhịp cầu nhân ái: Xót xa…
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Trường Thủy - Vùng đất thiêng
17h15 Truyền thông và chính sách
17h30 Phim truyện: Tình trong lửa hận - Tập 29
18h15 Phim tài liệu: Người mở cõi
18h45 Bản tin Kinh tế - Tài chính
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Tọa đàm: Vun đắp giá trị gia đình
20h45 Phim truyện: Càn Long truyền kỳ - Tập 26
21h30 Khám phá Quảng Bình: Trường Thủy - Vùng đất thiêng
21h35 Bản tin Kinh tế - Tài chính
21h40 Phóng sự: Hiệu quả từ mô hình Dân vận khéo "Mỗi xã, cơ quan, đơn vị giúp một bản"
22h00 Bảo hiểm xã hội

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Chương trình "Hành trình đỏ" năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 13

  • Trailer Chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029

  • Trailer Liên hoan Dân vũ thể thao Quảng Bình năm 2024

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Trailer Hội thi Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc năm 2024

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 6/26/2024 9:52:29 PM
MuaCKBán
AUD 16,579.99 16,747.4617,284.68
CAD 18,164.52 18,348.0018,936.56
CHF 27,691.91 27,971.6328,868.89
CNY 3,430.37 3,465.023,576.71
DKK - 3,583.363,720.57
EUR 26,504.17 26,771.8927,957.34
GBP 31,446.43 31,764.0732,782.98
HKD 3,176.21 3,208.293,311.21
INR - 303.80315.94
JPY 154.44 156.00163.45
KRW 15.84 17.6019.20
KWD - 82,776.3986,085.40
MYR - 5,345.695,462.27
NOK - 2,350.092,449.86
RUB - 277.11306.76
SAR - 6,764.737,035.15
SEK - 2,369.002,469.57
SGD 18,306.62 18,491.5419,084.71
THB 611.26 679.18705.19
USD 25,220.00 25,250.0025,470.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 09:37:57 AM 26/06/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 74.980 76.980
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.850 75.450
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 73.850 75.550
Vàng nữ trang 99,99% 73.750 74.750
Vàng nữ trang 99% 72.010 74.010
Vàng nữ trang 75% 53.718 56.218
Vàng nữ trang 58,3% 41.234 43.734
Vàng nữ trang 41,7% 28.824 31.324
qc qc