Chính sách Zero COVID của Trung Quốc đã chính thức chấm dứt ngày 8/1 vừa qua. Đây là tín hiệu khả quan để xuất khẩu nông sản lấy làm động lực cán mốc 55 tỷ USD trong năm 2023.
Trong cuộc trao đổi với báo chí gần đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thông tin, ngay từ đầu năm 2023 đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ một số thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản quan trọng của Việt Nam.
Để tận dụng cơ hội tăng tốc xuất khẩu, tạo đầu kéo cho sản xuất, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các ngành chức năng, trong đó có Bộ NN&PTNT họp với các tỉnh biên giới phải mở cửa tối đa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thông quan.
Nhờ đó, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt 3,73 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 647 triệu USD, nông sản Việt Nam đã xuất khẩu tới 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và ngày càng được ghi nhận. Tin vui ngay từ tháng đầu năm 2023 đã tiếp tục khẳng định nông nghiệp đang là lợi thế của Việt Nam, cần phát huy bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng bằng chế biến và chế biến sâu thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt hơn trong những tháng tới.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng chia sẻ về các ngành đang được kỳ vọng nhưng còn nhiều khó khăn như như lâm nghiệp, thủy sản và rau quả để cho thấy cách thức ngành nông nghiệp đang đi vào các thị trường ngách để tạo giá trị cao cho sản phẩm xuất khẩu.
"Ngành lâm nghiệp tuy khó khăn trong việc khai thác các đơn hàng do lạm phát tăng nhưng vẫn có thể phát huy được và tập trung vào một số mặt hàng mới như viên nén, dăm gỗ, đây là những mặt hàng có thể đạt trên 3,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển ở nhiều thị trường để có giá trị gia tăng cao; thủy sản vẫn là một lợi thế với hai mặt hàng chiến lược là tôm và cá tra; trong đó, tiếp tục phát huy thị trường Mỹ, Trung Quốc để tăng tốc xuất khẩu cá tra.
Đối với mặt hàng rau hoa quả, lợi thế từ các nghị định thư Việt Nam đã ký với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch đã giúp xuất khẩu sầu riêng, khoai lang, chanh leo ngày càng thuận lợi. Nhờ đó, giá nhiều loại trái cây đã tăng đáng kể ngay từ đầu năm. Đây là tín hiệu đáng mừng", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phân tích.
Về cơ cấu thị trường, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, ngoài thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản thì ghi nhận sự tăng tốc ở thị trường EU, Anh,…tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải lưu ý, càng hội nhập sâu thì tiêu chí của các thị trường càng khắt khe, do vậy phải tích cực đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của từng thị trường.
"Có thể khẳng định, sản lượng, giá trị của ngành nông nghiệp đã tăng liên tục trong những năm qua với tốc độ tăng rất nhanh. Đó là kết quả tất yếu của việc chúng ta đã có một nền tảng tốt từ tổ chức sản xuất đến sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân cùng xây dựng mối liên kết bền chặt. Ngành nông nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu trong 10 năm qua, từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa và từng bước chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhìn nhận.
Những thay đổi mang tính đột phá trong quá trình tổ chức sản xuất phải kể đến như Mỹ đã công nhận sản xuất cá tra của Việt Nam trình độ tương đương Mỹ, thị trường Nhật Bản đã chấp thuận nhập khẩu thịt gà của Việt Nam với số lượng ngày càng lớn. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Về mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 là 55 tỷ USD, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: "Thị trường thế giới đang có những rào cản cơ bản, biến đổi khí hậu phức tạp, nguyên liệu đầu vào tăng cao, đây là yếu tố khó khăn cho sản xuất. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, không có cách nào khác là nâng cao giá trị sản phẩm; cơ cấu lại gắn với truy xuất nguồn gốc và chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu của từng thị trường. Với những giải pháp mạnh, cộng với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao".
Chương trình truyền hình 28/05/2023
6h00 | Giới thiệu chương trình |
6h05 | Quảng Bình ngày mới |
6h25 | Khám phá Quảng Bình: Đình làng Lệ Sơn |
6h30 | Ký sự sông Dinh - Tập 9: Làng biển cuối sông Dinh |
6h45 | Nông nghiệp sạch cho cộng đồng |
7h00 | Phim truyện: Họa mi trong mưa - Tập 46 |
7h45 | Phóng sự: Đậm tình hạt muối Bạc Liêu |
8h00 | Khoa học và công nghệ |
8h15 | Quốc phòng toàn dân |
8h30 | Phim tài liệu: Khát vọng cất cánh |
9h00 | Dalat Best Dance Crew 2023 - Phần 1 |
10h00 | Không gian văn hóa nghệ thuật |
10h10 | Những chuyến đi thú vị: Lễ hội tháp Bà |
10h25 | Kể chuyện thiếu nhi: Tấm lòng của mẹ |
10h40 | Điện và đời sống |
11h00 | Ký sự: Đất và người Thái Bình - Tập 5 |
11h15 | Nông nghiệp sạch cho cộng đồng |
11h30 | Thời sự |
11h45 | Địa chỉ văn hóa: Đền Giao Cù |
12h00 | Phim truyện: Món nợ miền Đông - Tập 7 |
12h45 | Phim tài liệu: Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, nhà lãnh đạo, trí thức có uy tín lớn |
13h20 | Nhịp sống kinh tế |
13h30 | Dalat Best Dance Crew 2023 - Phần 1 |
14h30 | Đảng trong cuộc sống hôm nay |
14h45 | Màu thời gian: Chào sông Mã anh hùng |
15h00 | Phim truyện: Họa mi trong mưa - Tập 46 |
15h45 | Nông nghiệp sạch cho cộng đồng |
16h00 | Phim tài liệu: Khát vọng cất cánh |
16h25 | Kể chuyện thiếu nhi: Tấm lòng của mẹ |
16h45 | Trang truyền hình địa phương: Lệ Thuỷ phát huy vai trò của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc |
17h00 | Thời sự |
17h10 | Địa chỉ văn hóa: Đền Giao Cù |
17h15 | Khám phá Quảng Bình: Đình làng Lệ Sơn |
17h30 | Phim truyện: Món nợ miền Đông - Tập 7 |
18h15 | Điện và đời sống |
18h30 | Trang truyền hình địa phương: Hiệu quả từ các mô hình tiết kiệm giúp phụ nữ và trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn |
18h40 | Cải cách hành chính |
19h00 | Tiếp sóng Thời sự VTV |
19h45 | Thời sự |
20h10 | Quảng Bình tuần qua |
20h15 | Xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh |
20h30 | Với khán giả xem truyền hình |
20h45 | Phim truyện: Họa mi trong mưa - Tập 47 |
21h30 | Khám phá Quảng Bình: Đình làng Lệ Sơn |
21h35 | Nông nghiệp sạch cho cộng đồng |
21h50 | Khoa học và công nghệ |
22h05 | Không gian văn hóa nghệ thuật |