Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Ba 08/10/2024

Chuyên đề - Chuyên mục >> Giáo dục

Bộ Chính trị: Thực hiện chủ trương lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất
Cập nhật lúc 11:01 16/08/2024

Bộ Chính trị thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng...

Một tiết học tại Trường THCS Nghi Phương, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Một tiết học tại Trường THCS Nghi Phương, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)

Thay mặt Bộ Chính trị, ngày 12/8, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký ban hành Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị (Kết luận số 91) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế."

Kết luận số 91 nhấn mạnh để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết khác của Đảng về giáo dục và đào tạo; đồng thời tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Cụ thể, các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm coi giáo dục và đào tạo là "quốc sách hàng đầu," là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước, đồng thời thu hút sự tham gia tích cực của xã hội trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Kết luận số 91 đề cập đến việc tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn, trong đó, cần sớm xây dựng Luật về nhà giáo, Luật về học tập suốt đời, Chiến lược phát triển giáo dục và các quy định về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo, quản trị nhà trường theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo trong việc quyết định biên chế, tổ chức bộ máy, chính sách đối với nhà giáo và phân bổ ngân sách nhà nước cho ngành Giáo dục.

Tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình, phát huy dân chủ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; hoàn thiện chính sách, cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới...

ttxvn_1608_giao vien (2).jpg
Giờ học tại lớp học hòa nhập có học sinh khuyết tật tại Nghệ An. (Ảnh: Bích Huệ/TTTXVN

Kết luận nhấn mạnh đến tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Trong đó, ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới với nội dung và phương pháp tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tiễn; từng bước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3, 4 tuổi; quản lý chặt chẽ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhất là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập.

Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học; phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa và xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa; thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm.

Phát triển giáo dục thường xuyên đa dạng về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Giảm tỉ lệ mù chữ ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tập trung đầu tư hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Tiếp tục phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, gắn với thị trường lao động, chú trọng cả số lượng, cơ cấu, chất lượng đào tạo, quan tâm công tác đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động để thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường và công nghệ sản xuất...

Cùng với đó tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập ở một số ngành, nghề, lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế nhằm tạo đột phá, chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao gắn với nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế; chú trọng các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ và các ngành mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, bán dẫn...

Thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất

Mục 6, Kết luận số 91 của Bộ Chính trị nêu: Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn.

Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng.

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng...

ttxvn_1608_giao vien (3).jpg
Giờ học tại Lớp Mầm non độc lập Việt Mỹ trong Khu Công nghiệp Bảo Minh, huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định. (Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN)

Kết luận nhấn mạnh đến yêu cầu tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước như Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.

Đồng thời, kịp thời điều chỉnh tăng mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo phù hợp với tăng trưởng của nền kinh tế.

Nhà nước bảo đảm kinh phí cho giáo dục bắt buộc, giáo dục phổ cập, miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực giáo dục; ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Tập trung đầu tư hiện đại hoá giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời; đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới...

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế," giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; giáo dục phổ thông chuyển hướng tích cực từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học; chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao.

Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức; các phong trào thi đua học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm thực hiện. Giáo dục nghề nghiệp đã phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động.

Giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; số lượng chương trình đào tạo được kiểm định và công bố khoa học quốc tế tăng mạnh, một số cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo được xếp hạng cao trong khu vực và thế giới.

Phương pháp dạy-học và công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục được đổi mới theo hướng hiện đại, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hóa, từng bước bảo đảm số lượng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo.../.

 

Theo vietnamplus.vn

 

 





VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Khuyến cáo phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Nanh thép

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 08/10/2024

6h00 Giới thiệu chương trình
6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Khám phá vùng đất Quảng Thạch
6h25 Phim tài liệu: Đồng chí Lê Đức Thọ - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng
7h00 Phim truyện: Hợp đồng yêu đương - Tập 30
7h45 Sách hay thay đổi cuộc đời: Tâm lý học xã hội trong cuộc sống hiện đại
8h00 Truyền hình Quân khu 4
8h15 Phim sicom: Soái ca anh ở đâu - Tập 68
8h25 Vì một thành phố văn minh, xanh, sạch đẹp
8h30 Phim tài liệu: Hóa giải
9h00 Khoa học và Công nghệ
9h15 Câu chuyện âm nhạc
9h30 Nhịp sống trẻ
9h45 Thi đua là yêu nước
10h00 Dọc miền đất nước: Đất thiền kinh người Huế đi chùa
10h15 An toàn giao thông
10h30 Ký sự miền Trung: Ký ức Hàn Giang
10h45 Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình - Năm 1977
11h15 Vì sức khỏe cộng đồng
11h30 Thời sự QBTV
11h45 Bản tin trong nước và quốc tế
12h00 Phim truyện: Giọt nước của dòng sông - Tập 10
12h45 Phim tài liệu: Hoá giải
13h15 Làm du lịch dễ hay khó - Số 2
13h30 Âm vang miền cửa biển: Tình mẹ tình quê
13h45 Cải cách hành chính
14h00 Giáo dục và Đào tạo
14h15 Dọc miền đất nước: Du lịch về nguồn - Mỗi điểm đến một địa chỉ đỏ
14h30 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
14h45 Xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh
15h00 Phim truyện: Hợp đồng yêu đương - Tập 30
15h45 Sách hay thay đổi cuộc đời: Tâm lý học xã hội trong cuộc sống hiện đại
16h00 Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình - Năm 1977
16h30 Khoa học và Công nghệ
16h45 Người cao tuổi
17h00 Thời sự QBTV
17h10 Khám phá Quảng Bình: Khám phá vùng đất Quảng Thạch
17h15 Pháp luật và đời sống
17h30 Phim truyện: Giọt nước của dòng sông - Tập 10
18h15 Phim sicom: Soái ca anh ở đâu - Tập 68
18h25 Tuổi hoa
18h40 24h.TV
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự QBTV
20h15 Phóng sự: Kiểm lâm Quảng Bình - 50 năm xây dựng và phát triển
20h40 24h.TV
20h55 Phim sicom: Soái ca anh ở đâu - Tập 69
21h05 Phim truyện: Hợp đồng yêu đương - Tập 31
21h50 Sách hay thay đổi cuộc đời: Búp sen xanh

VIDEO CLIP

Previous
  • Khuyến cáo phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 10/8/2024 3:38:05 PM
MuaCKBán
AUD 16,323.52 16,488.4117,017.97
CAD 17,777.93 17,957.5118,534.25
CHF 28,376.36 28,662.9929,583.56
CNY 3,432.16 3,466.833,578.17
DKK - 3,591.843,729.51
EUR 26,580.49 26,848.9828,038.92
GBP 31,693.24 32,013.3833,041.56
HKD 3,116.89 3,148.373,249.49
INR - 295.02306.83
JPY 162.37 164.01171.82
KRW 15.94 17.7119.22
KWD - 81,018.4784,260.43
MYR - 5,741.465,866.89
NOK - 2,284.472,381.54
RUB - 245.78272.09
SAR - 6,596.236,860.18
SEK - 2,351.612,451.54
SGD 18,590.06 18,777.8319,380.93
THB 656.13 729.03756.97
USD 24,635.00 24,665.0025,025.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 08:01:35 AM 08/10/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 83.000 85.000
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 82.000 83.300
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,3 chỉ, 0,5 chỉ 82.000 83.400
Vàng nữ trang 99,99% 81.950 83.000
Vàng nữ trang 99% 80.178 82.178
Vàng nữ trang 75% 59.906 62.406
Vàng nữ trang 58,3% 46.044 48.544
Vàng nữ trang 41,7% 32.264 34.764
qc qc