Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ 7 05/10/2024

Chuyên đề - Chuyên mục >> Kinh tế

Hàng hóa phục vụ Tết đa dạng, doanh nghiệp đẩy mạnh các chương trình bình ổn giá
Cập nhật lúc 16:57 23/01/2024

Sở Công Thương Hà Nội đã phê duyệt 32 đơn vị tham gia Chương trình cung ứng các mặt hàng bình ổn tới hơn 14.535 điểm bán sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết 2024.

Người dân mua sắm hàng Tết tại hệ thống siêu thị GO! Big C. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Người dân mua sắm hàng Tết tại hệ thống siêu thị GO! Big C. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Tại buổi làm việc của Bộ Công Thương với Sở Công Thương Hà Nội ngày 23/1 về công tác bảo đảm hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các doanh nghiệp cho biết công tác dự trữ hàng thiết yếu đã chuẩn bị sẵn sàng, đảm bảo việc mua sắm của người dân với giá cả phù hợp.

Hàng hóa dồi dào

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, đại diện Saigon Co.op cho biết nhằm phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, doanh nghiệp đã thực hiện dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu từ rất sớm (dự kiến tăng trưởng 5-10% tùy mặt hàng), đồng thời tổ chức phân phối hàng hóa đến hơn 800 điểm bán tại 42/63 tỉnh thành trên cả nước.

Liên quan tới công tác bình ổn thị trường, đại diện doanh nghiệp này cho hay đã chủ động phối hợp với các nhà cung cấp chuẩn bị nguồn hàng giá tốt cho 3-6 tháng tới, đồng thời đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi qua đó kích cầu dịp năm mới.

Ngoài ra, Saigon Co.op dự kiến tổ chức các chuyến hàng đến vùng sâu, vùng xa và phục vụ nhu cầu mùa sắm Tết của đông đảo công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các địa phương có hệ thống của Co.opmart. Các mặt hàng mang đi phục vụ người dân chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng Tết, được sản xuất trong nước như: gạo, đường, dầu ăn, bột ngọt, bánh, mứt, nước ngọt...

“Saigon Co.op đang tập trung thúc đẩy hoàn thiện các nền tảng bán hàng trực tuyến qua App Saigon Co.op, website cooponline.vn; kết hợp cùng các ứng dụng Momo, Zalo, Grab, Shopee, Baemin,… để gia tăng thêm các dịch vụ tiện ích theo xu hướng tiêu dùng mới, kích thích khách hàng mua sắm,” bà Nguyễn Thị Kim Dung cho hay.

Theo ghi nhận của WinCommerce, nhu cầu mua sắm dịp trước, trong và sau Tết tăng khoảng 20% so với các tháng trong năm, do vậy doanh nghiệp đã lên kế hoạch thu mua hàng hóa từ các địa phương và nhà cung cấp từ trước vài tháng để phục vụ tiêu dùng của người dân trong dịp Tết, đồng thời triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng, với nhiều ưu đãi cho khách hàng.

“Trong dịp Tết, doanh nghiệp tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau xanh, củ quả, giỏ hoa quả… chuẩn bị với số lượng lớn và giá cả phù hợp để người tiêu dùng lựa chọn,” đại diện WinCommerce thông tin.

img-3374-6030.jpg
Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa tại các siêu thị. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc siêu thị Big C Thăng Long cho hay đơn vị này đã làm việc với các tổ chức cung ứng từ thời điểm tháng 6, tháng 7/2023 và cam kết sản lượng nguồn hàng tăng 20%, từ đó đảm bảo ổn định giá cả.

Ông Tuấn cũng nhận định năm nay người dân tập trung vào các sản phẩm giá cả phải chăng, hàng Việt Nam, do vậy phía siêu thị cũng triển khai chương trình khuyến mại, giảm giá ngày cuối tuần, khóa (không tăng giá) giá 10.000 sản phẩm trong giai đoạn 45 ngày Tết (từ ngày 28/12 đến hết ngày 9/2), cùng với đó là các chương trình khuyến mại.

Cùng với bán hàng trực tiếp, Big C cũng đẩy mạnh bán hàng online, dự kiến, kênh bán hàng này tăng trưởng khoảng 40%. Một điểm mới trong năm nay đó là siêu thị đẩy thời gian mở cửa 8h sáng Mùng 2 Tết thay vì 10h sáng mùng 2 Tết mọi năm. Sau Tết cũng có sự chuẩn bị hàng hóa đảm bảo nguồn cung, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Đưa hàng bình ổn thị trường tới hơn 14.500 điểm bán

Thực hiện Kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Hà Nội năm 2023, đặc biệt, Sở Công Thương đã phê duyệt 32 đơn vị tham gia Chương trình cung ứng các mặt hàng bình ổn tới hơn 14.535 điểm bán sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết 2024.

Đến nay, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và ký kết các hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7-25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2023; tại các điểm bán hàng lượng hàng hóa đã được tăng cường 15-50% sẵn sàng phục vụ của người dân (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 90%).

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội thông tin, thời điểm hiện tại, giá bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến. Giá thịt lợn hơi có dao động tăng nhẹ so với tháng trước, giá rau ăn lá và rau trái mùa tăng nhẹ do ảnh hưởng của mưa dài ngày, tuy nhiên nguồn cung vẫn tương đối ổn định, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra.

“Hiện nay, hệ thống bán lẻ trên địa bàn đã tổ chức nhiều chương trình bán hàng với mức khuyến mãi hấp dẫn đối với các mặt hàng Tết như khuyến mãi giảm giá ưu đãi lên đến 50%, các lễ hội trái cây, dùng thử sản phẩm... góp phần tăng kích cầu tiêu dùng trên địa bàn dịp Tết 2024,” ông Nguyễn Thế Hiệp nói.

IMG_4096.jpg
Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội thông tin về công tác chuẩn bị hàng Tết.
(Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam+)

Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước (Bộ Công Thương) đề nghị Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng như đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cung ứng mặt hàng gạo, thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán để có phương án đảm bảo nguồn cung với giá bình ổn theo đúng kế hoạch.

Bà Hiền cũng đề nghị Sở Công Thương Hà Nội theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời triển khai chương trình bình ổn thị trường. Tiếp tục làm công tác tuyên truyền về nguồn cung mặt hàng Tết, tránh việc đầu cơ, tích trữ, đẩy giá cao.

"Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung các mặt hàng được tiêu dùng nhiều nhất trong dịp Tết. Đẩy mạnh Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, khu chế xuất để người dân có thể tiếp cận được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, với giá cả hợp lý nhất," bà Nguyễn Thú y Hiền nhấn mạnh./.

 

Theo vietnamplus.vn

 

 





VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Trailer Điểm hẹn OCOP - số 4/2024

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Nanh thép

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 05/10/2024

6h00 Giới thiệu chương trình
6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Di tích lịch sử Cảng Gianh
6h25 Phim tài liệu: Chuông lửa
6h45 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
7h00 Phim truyện: Nanh thép - Tập 7
7h45 Khoa giáo: Nuôi vịt biển đẻ trứng
8h00 Vì một thành phố văn minh, xanh, sạch đẹp
8h05 Trang truyền hình Lệ Thủy
8h15 Phim sitcom: Soái ca anh ở đâu - Tập 65
8h30 Phim tài liệu: Trời Hà Nội mãi xanh - Tập 2
9h00 Kids Dance
9h15 Màu thời gian: Tình nghệ sĩ
9h30 Khoa học và Công nghệ
9h45 Người cao tuổi
10h00 Truyền hình trực tiếp: Điểm hẹn OCOP 2024
10h45 Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình - Năm 1975 - Phần 1
11h15 An ninh Quảng Bình
11h30 Thời sự QBTV
11h45 Bản tin trong nước và quốc tế
12h00 Phim truyện: Giọt nước của dòng sông - Tập 7
12h45 Phim tài liệu: Trời Hà Nội mãi xanh - Tập 2
13h15 Trang truyền hình Bố Trạch
13h25 Nhịp cầu nhân ái
13h30 Câu chuyện âm nhạc
13h45 Nông nghiệp sạch cho cộng đồng
14h00 Nhịp sống trẻ
14h15 Dọc miền đất nước: Bánh Huế - Nghề của người bình dân
14h30 Làm du lịch dễ hay khó: Số 2
14h45 Truyền hình Quân khu 4
15h00 Phim truyện: Nanh thép - Tập 7
15h45 Lao động và Công đoàn
16h00 Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình - Năm 1975 - Phần 1
16h30 Kids Dance
16h45 Xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh
17h00 Thời sự QBTV
17h10 Khám phá Quảng Bình: Di tích lịch sử Cảng Gianh
17h15 Pháp luật và đời sống
17h30 Phim truyện: Giọt nước của dòng sông - Tập 7
18h15 Phim sitcom: Soái ca anh ở đâu - Tập 65
18h25 Bạn của nhà nông
18h40 24h.TV
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự QBTV
20h10 Truyền hình trực tiếp: Lễ phát động ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
21h30 24h.TV
21h45 Phim sitcom: Soái ca anh ở đâu - Tập 66
21h55 Sách hay thay đổi cuộc đời

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Điểm hẹn OCOP - số 4/2024

  • Khuyến cáo phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 10/5/2024 12:34:37 AM
MuaCKBán
AUD 16,496.82 16,663.4517,198.73
CAD 17,792.83 17,972.5618,549.89
CHF 28,322.35 28,608.4329,527.42
CNY 3,438.59 3,473.323,584.90
DKK - 3,591.923,729.62
EUR 26,595.63 26,864.2828,055.04
GBP 31,727.06 32,047.5433,077.00
HKD 3,107.70 3,139.093,239.92
INR - 294.09305.86
JPY 163.16 164.81172.66
KRW 15.98 17.7619.27
KWD - 80,714.6783,944.94
MYR - 5,807.275,934.16
NOK - 2,286.112,383.26
RUB - 248.41275.00
SAR - 6,574.006,837.09
SEK - 2,356.012,456.14
SGD 18,604.97 18,792.8919,396.58
THB 661.99 735.55763.75
USD 24,550.00 24,580.0024,940.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 01:33:10 PM 04/10/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 82.000 84.000
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 82.000 83.300
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 82.000 83.400
Vàng nữ trang 99,99% 81.950 83.000
Vàng nữ trang 99% 80.178 82.178
Vàng nữ trang 75% 59.906 62.406
Vàng nữ trang 58,3% 46.044 48.544
Vàng nữ trang 41,7% 32.264 34.764
qc qc