Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Chủ Nhật 05/05/2024

Ký sự - Phóng sự >> Phóng sự

Rừng cây của Mẹ
Cập nhật lúc 10:15 21/02/2024

Hơn 45 năm trồng cây chắn cát, chắn sóng để hình thành nên hàng trăm ha rừng phi lao. Đặc biệt hơn khi rừng phi lao ấy được trồng nên bởi bàn tay của các mẹ, các chị, những người phụ nữ chân chất, mộc mạc của làng biển Quang Phú, TP Đồng Hới. Câu chuyện về rừng cây mẹ Nghèng dẫu đã trải qua hàng thập kỷ nhưng vẫn để lại cho chúng ta những bài học quý về ý thức xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường và hơn hết là tinh thần nhân văn, cao đẹp giữa con người và thiên nhiên.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần về thăm rừng cây mẹ Nghèng.

Trong hơn 45 năm, từ năm 1964 đến năm 2009, có 1 đội quân gồm các chị phụ nữ ở xã Quang Phú, thị xã Đồng Hới (nay là TP Đồng Hới) đã miệt mài trồng nên những cánh rừng phi lao xanh tốt phủ kín hàng trăm ha đồi cát dọc bờ biển từ Bàu Tró ra đến xã Nhân Trạch của huyện Bố Trạch. Rừng phi lao chắn cát xã Quang Phú đã đi vào tâm thức người dân Quảng Bình và cả nước với tên gọi bình dị, thân thương: Rừng cây mẹ Nghèng. Rừng cây mẹ Nghèng đã trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu lao động, cho ý chí và quyết tâm của quân dân Quảng Bình trong sản xuất và chiến đấu.

Năm 1964, sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh ra toàn miền Bắc. Quang Phú, mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió cùng với quân dân Quảng Bình chuyển sang thời kỳ vừa sản xuất vừa chiến đấu. Ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quân dân Quang Phú trên tinh thần “Lặng đánh cá, động phá hoang”, đã hăng hái thi đua lao động sản xuất. Đội trồng rừng của mẹ Phạm Thị Nghèng ra đời trong hoàn cảnh đó, lực lượng chính lúc bấy giờ là chị em phụ nữ với trên 70 người. Họ tự ươm cây lấy giống, đến mùa mưa thì trồng xuống cát.

Nói về những năm tháng cùng các chị em trồng rừng, bà Phạm Thị Men - nguyên Đội phó Đội trồng cây xã Quang Phú xúc động: “Ngày đó, địa bàn Đội trồng cây phụ trách trải dài từ khu vực Bàu Tró ra đến Nhân Trạch. Bà Nghèng là Đội trưởng chỉ huy 35 thành viên trồng cây khu vực phía Nam, tôi là Đội phó đưa những người còn lại trồng cây về hướng Bắc. Mùa hè, thương cây, chúng tôi gánh hàng trăm gánh nước chạy trên cát bỏng, tưới cho từng gốc, mong cây được sống. Để 1 cây dương có thể bám rễ và sinh trưởng trên đất cát, chị em chúng tôi phải thức khuya dậy sớm chăm bẵm từ khi cây nảy mầm, đưa vào bầu, đem trồng trên đất cát, thời gian ấy mất hàng năm trời”.

Gặp mùa cát chạy, cát bay, bom Mỹ ngút ngàn, rừng phi lao đang hồi sinh trưởng lại bị vùi sâu trong cát. Không nản lòng, các cô gái miền biển lại đồng tâm hiệp lực trồng lại từ đầu. Vừa trồng cây gây rừng, các chị vừa vận động toàn dân tham gia bảo vệ rừng, hễ thấy nhà ai đốt củi dương thì ngăn chặn. Khẩu hiệu trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng phi lao chắn cát có khắp đầu làng cuối xóm, in sâu trong lòng dân: “Hỡi ai đi đến nơi này, chớ nên chặt phá những cây đã trồng”. Cứ thế ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, công sức, mồ hôi của các chị thấm xuống cát trắng và từ đó mọc lên cánh rừng xanh ngút ngàn.

Bà Phạm Thị Riếu - thành viên Đội trồng rừng phi lao không khỏi xúc động khi nhớ lại những gian lao, vất vả trong thời kỳ ấy:“Phải trải qua những ngày tháng vất vả như vậy chúng tôi mới quý nhau, mới đoàn kết và yêu rừng dương này. Ngày đó, chúng tôi chỉ biết trồng cây, chúng tôi làm đến buổi là ăn cơm ngay trên cồn cát. Việc gia đình chúng tôi để lại cho chồng con, con cái thì đứa lớn chăm đứa bé để cho mẹ đi làm việc của hợp tác xã”.

Rừng phi lao đã trở thành “vành đai” chắn cát, chắn sóng cho người dân Quang Phú
trong hàng chục năm qua.

Với sự quyết tâm mạnh mẽ và cả phẩm chất chịu thương, chịu khó đáng quý của người phụ nữ, từ những đôi tay nhỏ bé, mỏng manh đã trồng lên 1 rừng dương bạt ngàn, và cánh rừng ấy đóng vai trò rất lớn trong tác chiến của quân dân Quảng Bình thời kỳ chống Mỹ. “Ngày đó, có 1 đơn vị bộ đội ở trong bờ, nhờ rừng dương rậm rạp che chắn mà đã bắn cháy 1 tàu chiến Mỹ ở ngoài biển” - bà Phạm Thị Men nhớ lại.

Kháng chiến chống Mỹ kết thúc, các mẹ, các chị lại nhận một nhiệm vụ mới, tiếp tục trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tiếp nối tinh thần từ những ngày kháng Mỹ, các mẹ, các chị lại tay cuốc tay cào, lấp vào những khoảng trống và làm dày thêm rừng dương vốn đã nhiều kiệt quệ sau chiến tranh. “Trước tiên là thực hiện chương trình phủ kín đồi núi trọc, hai nữa là nhận chỉ tiêu kế hoạch Pam của Nhà nước nên chúng tôi đồng lòng thực hiện. Mỗi người một ngày phải 8 gánh nước lên đồi dương. Trời nắng mà trồng thì cây sẽ chết nên khi nào trời mưa to là chúng tôi phải đi. Phải cố gắng làm sao đạt được chỉ tiêu của kế hoạch Pam đã đề ra” – bà Nguyễn Thị Hồng – thành viên Đội trồng rừng phi lao nhớ lại.

Người trồng cây sẽ hiểu được giá trị của rừng cây, và càng yêu quý, chăm sóc, bảo vệ rừng cây. Đến lượt mình, rừng cây ấy cũng đã hoàn thành vai trò khi trở thành một “vành đai” chắn cát, chắn sóng, để Quang Phú hôm nay được tô thắm màu xanh của rừng, được hưởng làn gió biển trong lành. Đặc biệt, nhờ rừng phi lao mà người Quang Phú đã bình yên an toàn qua những cơn bão lớn. Những hàng phi lao vươn mình, xanh tốt qua nhiều thập kỷ càng chứng minh cho sức sống mạnh mẽ, lâu dài của rừng cây, càng chứng minh cho giá trị và công sức của các mẹ, các chị ngày đó.

“Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Ngày xuân nói chuyện trồng cây để một lần nữa khắc ghi những câu chuyện cũ, những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Và vì vậy, trồng một cây xanh không chỉ đáp lại lời nhắn nhủ của người đi trước mà còn để lại một bài học quý, một tài sản vô giá cho thế hệ sau này.

 

 


Lệ Thủy

qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Đam San - Nguồn năng lượng từ tình yêu quê hương

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 05/05/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Khám phá rừng Bách xanh đá
6h30 Phim tài liệu: Bàu Tró - Những ẩn tích thời gian
7h00 Chương trình Nghệ thuật: Lý Sơn - Kỳ quan biển đảo 2024
8h00 Sân khấu: Khúc vĩ cầm đỏ
9h20 Bạn của nhà nông
9h35 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Tập 2
10h05 Đại biểu của Nhân dân
10h20 Sách hay thay đổi cuộc đời
10h35 Thái Bình trầm tích thời gian: Đình làng Tăng Bổng
10h45 Người cao tuổi
11h00 Ký sự: Hò dô ta nào
11h15 Nông dân Quảng Bình
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Tha thứ cho anh - Tập 33
12h40 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Tập 2
13h15 Sân khấu: Khúc vĩ cầm đỏ
14h35 Bạn của nhà nông
14h45 Màu thời gian: Cho dù có đi nơi đâu
15h00 Chương trình Nghệ thuật: Lý Sơn - Kỳ quan biển đảo 2024
16h00 Phim tài liệu: Trường học cộng sản giữa biển khơi
16h30 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
16h45 Nông dân Quảng Bình
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Khám phá rừng Bách xanh đá
17h20 Thái Bình trầm tích thời gian: Đình làng Tăng Bổng
17h30 Phim truyện: Tha thứ cho anh - Tập 33
18h15 Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bố Trạch lần thứ VII - Năm 2024
18h45 An toàn vệ sinh thực phẩm
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp"Dưới lá cờ quyết thắng"
22h00 Tạp chí Du lịch
22h15 Khám phá Quảng Bình: Khám phá rừng Bách xanh đá
22h20 Câu chuyện âm nhạc

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Lễ hội đường phố Đồng Hới năm 2024

  • Trailer Truyền hình trực tiếp các trận chung kết cự ly 200m và bế mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024

  • Trailer Lễ khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024 và các trận chung kết cự ly 500m

  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 5/5/2024 12:56:13 AM
MuaCKBán
AUD 16,354.34 16,519.5417,049.50
CAD 18,090.38 18,273.1118,859.33
CHF 27,341.37 27,617.5528,503.54
CNY 3,436.06 3,470.773,582.65
DKK - 3,598.263,736.05
EUR 26,625.30 26,894.2528,085.20
GBP 31,045.53 31,359.1232,365.15
HKD 3,169.44 3,201.453,304.16
INR - 303.80315.94
JPY 161.02 162.65170.43
KRW 16.21 18.0219.65
KWD - 82,506.0085,804.46
MYR - 5,303.655,419.33
NOK - 2,286.732,383.82
RUB - 265.97294.43
SAR - 6,753.597,023.59
SEK - 2,299.452,397.08
SGD 18,345.10 18,530.4019,124.88
THB 611.06 678.96704.95
USD 25,117.00 25,147.0025,457.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 08:34:54 AM 04/05/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 83.500 85.900
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.100 74.800
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,3 chỉ, 0,5 chỉ 73.100 74.900
Vàng nữ trang 99,99% 73.000 74.000
Vàng nữ trang 99% 71.267 73.267
Vàng nữ trang 75% 53.156 55.656
Vàng nữ trang 58,3% 40.796 43.296
Vàng nữ trang 41,7% 28.511 31.011
qc qc