Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Chủ Nhật 05/05/2024

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ >> Phóng sự

'Bếp Hoàng Cầm' ấm lòng người chiến sỹ tiền phương
Cập nhật lúc 09:54 21/04/2024

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước sự áp đảo về phương tiện và vũ khí chiến tranh của địch, “bí mật” là phương châm hàng đầu của quân đội ta, được quán triệt tuyệt đối ngay từ công tác hậu cần. Trước bom đạn của kẻ thù, chiếc bếp Hoàng Cầm giản dị đã phát huy hiệu quả thực tế, góp phần bảo đảm sức khỏe cho bộ đội ta chiến đấu và chiến thắng.

Chú thích ảnh
Bếp Hoàng Cầm nằm sâu trong Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, đảm bảo yếu tố bí mật, an toàn.
Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN

"Vũ khí bí mật" của lực lượng hậu cần

Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân đội ta gặp vô vàn thách thức khó khăn, ngay cả trong công tác hậu cần. Quân đội dù anh dũng bao nhiêu vẫn cần được ăn uống đầy đủ để bảo đảm sức khỏe. Nhưng với những bếp nấu củi truyền thống của ta, nấu ăn là việc khó giấu kín, vì ban đêm thấy lửa, ban ngày thấy khói. Những dấu hiệu đó dễ dàng thu hút máy bay địch đến ném bom, gây thương vong cho ta. Nhiều tổ hậu cần buộc phải phòng tránh bằng cách chuyển sang nấu ăn ban đêm, khi máy bay địch tới thì dập lửa, dội nước, nhưng nhiều khi vẫn không tránh kịp tai họa. Cơm thường bị khê, sống. Nấu ăn ban đêm, ban ngày cơm nguội lạnh, bộ đội ăn không đảm bảo sức khoẻ.

Tình trạng khó khăn này khiến anh nuôi Hoàng Cầm của Đại đoàn quân tiên phong 308 rất trăn trở. Ông đã dày công nghiên cứu, thử nghiệm và cuối cùng sáng tạo ra một kiểu bếp có thể nổi lửa mà không làm lộ sáng, đặc biệt không làm bốc khói lên cao. Bếp được đào sâu xuống đất với những đường rãnh giống như râu mực kéo dài ra xa, phía trên phủ cành cây hoặc đất ẩm tạo thành những ống thoát khói. Khói tỏa theo các đường rãnh, bốc lên bị cây và đất ẩm lọc và cản lại, lan ra, là là trên mặt đất, nhẹ như làn sương buổi sớm. Phía trước cửa bếp đào một hố sâu, trên lợp nilon hoặc lá, vừa để đồ, vừa che ánh lửa và có hầm chứa khói, hút lửa mạnh hơn.

Bếp do Hoàng Cầm sáng tạo rất phù hợp với bộ đội thời chiến, kín lửa, khói không bốc cao, anh nuôi nấu ăn cả ngày, cả tối vẫn không sợ máy bay địch phát hiện. Tháng 10 năm 1952, đơn vị quyết định lấy tên người chiến sỹ sáng tạo ra để đặt tên bếp, gọi là Bếp Hoàng Cầm. Mô hình bếp nấu độc đáo này nhanh chóng phổ biến đến các đơn vị trong quân đội và ứng dụng rất hiệu quả trong nhiều chiến dịch lớn của ta, đặc biệt là tại chiến dịch Điện Biên Phủ.

Giản dị và anh hùng 

Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận đánh có quy mô lớn nhất, dai dẳng, kéo dài nhất, ác liệt nhất giữa ta và địch. Việc đảm bảo cung cấp và nuôi quân để bộ đội chiến đấu là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và là một thành công lớn của chiến dịch. Đến đầu tháng 2/1954, lực lượng chiến đấu của ta ở lòng chảo Điện Biên đã lên tới 43.000 người, nhu cầu vật chất tăng gấp nhiều lần so với kế hoạch ban đầu.

Ngoài gạo, thịt, thực phẩm tươi, hậu cần các cấp còn chế biến các loại thực phẩm khô, muối thịt, muối dưa... gửi lên mặt trận. Trong quá trình chiến đấu, các đơn vị cũng tổ chức tăng dự trữ lương thực thực phẩm, tăng gia sản xuất và khai thác tại chỗ, củng cố hầm ngủ nghỉ, tạo điều kiện tốt nhất, bảo đảm sức khỏe cho bộ đội trong điều kiện chiến đấu khốc liệt và kéo dài,

Chú thích ảnh
Khách tham quan bếp Hoàng Cầm trong khu di tích Mường Phăng, Điện Biên. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “...Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp thực không kém khó khăn về tác chiến. Tình hình cung cấp khẩn trương từng ngày, từng giờ, không kém tình hình chiến đấu”.(1)

Ở tuyến sau, hậu cần ta đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức, nhưng ở mặt trận Điện Biên Phủ, việc đảm bảo cấp dưỡng đối diện rất nhiều khó khăn: liên tục bị bom đạn bắn phá, quân số đông với nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động khác nhau, địa hình trải rộng và phức tạp, quân ta ngày càng tiến sát quân địch… Thời gian đầu phần nhiều các đơn vị xây dựng trận địa cũng như phòng ngự đều phải ăn cơm nguội, gói bánh chưng ăn qua bữa. Nhưng trong các trận đánh công kiên, đánh trận địa, liên tục tác chiến kéo dài hàng tháng trời, ta đặt mục tiêu phải giải quyết được vấn đề ăn nóng uống nóng cho toàn quân.

Trong những điều kiện ngặt nghèo như thế, bếp Hoàng Cầm đã phát huy tối đa hiệu quả. Nhưng muốn bếp đặt được ngay ở đại đội, ngay mặt trận, các đơn vị tiếp tục có thêm nhiều sáng kiến. Anh em đào những hầm sâu, vững chắc, biến “bếp Hoàng Cầm” thành “hầm Hoàng Cầm”, không khói, không lộ ánh sáng, không nóng và chống được cả phi pháo, đưa các “anh nuôi” theo sát bước chân chiến sỹ tuyến đầu. Nhờ đó, có khi cách địch chỉ 50m, các chiến sỹ vẫn được ăn uống nóng đều đặn, có nước nóng để uống trong mùa đông, các hầm quân y dã chiến cũng có nước nóng để sát trùng dụng cụ...

Trong thực tiễn hành quân chiến đấu, Bếp Hoàng Cầm và hầm Hoàng Cầm đã phát huy giá trị lớn, góp phần quan trọng giữ gìn sức khỏe, đảm bảo quân số bộ đội. Trong khi quân địch ngày càng lún sâu vào hoảng loạn và cô lập, việc đảm bảo đời sống trong quân đội đã góp phần củng cố tinh thần và lòng tin của toàn quân ta, tăng thêm sức mạnh đưa chúng ta tới chiến thắng cuối cùng.

Từ lòng yêu nước, từ tinh thần đồng đội của một anh nuôi, chiếc bếp giản dị đã theo bước đoàn quân anh hùng, thầm lặng góp sức vào những chiến công chói lọi của các anh trong một thời hoa lửa. Ngày nay, việc dùng củi đốt đã không còn phổ biến, nhưng bếp Hoàng Cầm vẫn tiếp tục được nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện và đưa vào huấn luyện, sử dụng rộng rãi. Bếp Hoàng Cầm không chỉ là một phát minh hiệu quả, mà còn thể hiện được bản chất của quân đội ta: rất giản dị nhưng cũng rất anh hùng.

(1) Tổng cục Hậu cần, Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, t.1, tr. 292.

 

Theo baotintuc.vn

 

 



qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Đam San - Nguồn năng lượng từ tình yêu quê hương

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 05/05/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Khám phá rừng Bách xanh đá
6h30 Phim tài liệu: Bàu Tró - Những ẩn tích thời gian
7h00 Chương trình Nghệ thuật: Lý Sơn - Kỳ quan biển đảo 2024
8h00 Sân khấu: Khúc vĩ cầm đỏ
9h20 Bạn của nhà nông
9h35 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Tập 2
10h05 Đại biểu của Nhân dân
10h20 Sách hay thay đổi cuộc đời
10h35 Thái Bình trầm tích thời gian: Đình làng Tăng Bổng
10h45 Người cao tuổi
11h00 Ký sự: Hò dô ta nào
11h15 Nông dân Quảng Bình
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Tha thứ cho anh - Tập 33
12h40 Phim tài liệu: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Tập 2
13h15 Sân khấu: Khúc vĩ cầm đỏ
14h35 Bạn của nhà nông
14h45 Màu thời gian: Cho dù có đi nơi đâu
15h00 Chương trình Nghệ thuật: Lý Sơn - Kỳ quan biển đảo 2024
16h00 Phim tài liệu: Trường học cộng sản giữa biển khơi
16h30 Giảm nghèo và giải quyết việc làm
16h45 Nông dân Quảng Bình
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Khám phá rừng Bách xanh đá
17h20 Thái Bình trầm tích thời gian: Đình làng Tăng Bổng
17h30 Phim truyện: Tha thứ cho anh - Tập 33
18h15 Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bố Trạch lần thứ VII - Năm 2024
18h45 An toàn vệ sinh thực phẩm
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp"Dưới lá cờ quyết thắng"
22h00 Tạp chí Du lịch
22h15 Khám phá Quảng Bình: Khám phá rừng Bách xanh đá
22h20 Câu chuyện âm nhạc

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Lễ hội đường phố Đồng Hới năm 2024

  • Trailer Truyền hình trực tiếp các trận chung kết cự ly 200m và bế mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024

  • Trailer Lễ khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024 và các trận chung kết cự ly 500m

  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 5/5/2024 4:31:48 PM
MuaCKBán
AUD 16,354.34 16,519.5417,049.50
CAD 18,090.38 18,273.1118,859.33
CHF 27,341.37 27,617.5528,503.54
CNY 3,436.06 3,470.773,582.65
DKK - 3,598.263,736.05
EUR 26,625.30 26,894.2528,085.20
GBP 31,045.53 31,359.1232,365.15
HKD 3,169.44 3,201.453,304.16
INR - 303.80315.94
JPY 161.02 162.65170.43
KRW 16.21 18.0219.65
KWD - 82,506.0085,804.46
MYR - 5,303.655,419.33
NOK - 2,286.732,383.82
RUB - 265.97294.43
SAR - 6,753.597,023.59
SEK - 2,299.452,397.08
SGD 18,345.10 18,530.4019,124.88
THB 611.06 678.96704.95
USD 25,117.00 25,147.0025,457.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 08:34:54 AM 04/05/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 83.500 85.900
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.100 74.800
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,3 chỉ, 0,5 chỉ 73.100 74.900
Vàng nữ trang 99,99% 73.000 74.000
Vàng nữ trang 99% 71.267 73.267
Vàng nữ trang 75% 53.156 55.656
Vàng nữ trang 58,3% 40.796 43.296
Vàng nữ trang 41,7% 28.511 31.011
qc qc