Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Chủ Nhật 11/06/2023


Chuyên đề - Chuyên mục >> Kinh tế

Xây dựng kịch bản nguồn cung hàng hoá ứng phó dịch do virus corana
Cập nhật lúc 10:22 04/02/2020

Vụ Thị trường trong nước đã làm việc với các nhà phân phối lớn như VinMart, Big C, Sài Gòn Coop… và những nhà sản xuất để có kịch bản, phương án đáp ứng đủ nguồn hàng thiết yếu ứng phó dịch nCoV-2019.

Xay dung kich ban nguon cung hang hoa ung pho dich do virus corana hinh anh 1
Bộ Công Thương đã làm việc với một số siêu thị, nhà sản xuất để có kịch bản, phương án
đáp ứng đủ nguồn hàng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) gây ra, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại thị trường trong nước.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã chia sẻ với phóng viên về vấn đề này.

- Thưa ông, trong những ngày vừa qua trên thị trường đã có hiện tượng găm hàng ép giá đối với một số mặt hàng như khẩu trang, thiết bị y tế… Vậy Bộ Công Thương có những giải pháp như thế nào để đảm bảo các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước?

Ông Trần Duy Đông: Trước hết, đối với những mặt hàng vừa qua xảy ra tình trạng tương đối khó khăn là khẩu trang y tế, nước sát trùng, găng tay y tế. Hiện, Vụ Thị trường trong nước đã phối hợp với lực lượng quản lý thị trường trong cả nước ra quân đồng loạt, tăng cường kiểm tra và xử lý hiện tượng găm hàng, đầu cơ, tăng giá theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Vụ Thị trường trong nước đã phối hợp với Cục Công nghiệp, Cục xuất nhập khẩu và làm việc với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương để nắm được năng lực sản xuất cũng như tránh tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất một số mặt hàng, trong đó có khẩu trang bằng vải để phục vụ cho việc phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay.

Quá trình làm việc các doanh nghiệp đều cam kết sẵn sàng tăng năng lực sản xuất, tăng khả năng cung ứng cho thị trường đối với mặt hàng và khẩu trang vải.

Tuy nhiên, mặt hàng hàng này trước khi đưa ra lưu thông, phân phối, để đáp ứng phòng chống dịch phải được Bộ Y tế công nhận. Về vấn đề này, tôi cho rằng Bộ Y tế sẽ sẵn sàng phối hợp với Bộ Công Thương trong việc công nhận về tiêu chuẩn, quy chuẩn của mặt hàng khẩu trang vải để đưa ra thị trường đáp ứng phòng chống dịch.

Còn với các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm khác như lương thực, thực phẩm, rau quả…, chúng tôi đã làm việc với các nhà phân phối lớn như VinMart, Big C, Sài Gòn Coop… và nhiều nhà sản xuất để có phương án đáp ứng đủ nguồn hàng, các nhu yếu phẩm và trên tinh thần theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ trưởng Bộ Công Thương đó là phải chuẩn bị các kịch bản.

Xay dung kich ban nguon cung hang hoa ung pho dich do virus corana hinh anh 2
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương.
(Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

- Việc tổ chức hệ thống dự trữ cũng như mạng lưới bán hàng được Bộ Công Thương tính toán triển khai như thế nào?

Ông Trần Duy Đông: Các kịch bản này Bộ cũng đã tính đến. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương, phía Vụ thị trường trong nước chuẩn bị các phương án, thậm chí cả phương án xấu nhất khi dịch bệnh bùng phát theo cấp độ cao nhất.

Chính vì thế, phía Vụ đã yêu cầu các hệ thống phân phối lớn đều tăng dự trữ nguồn hàng của quý 1/2020 từ 30-50% so với năm 2019.

Cụ thể là kế hoạch mua hàng và tăng cường nguồn hàng của những hệ thống phân phối lớn như Vinmart, SaiGon Coop, Big C… Vụ cũng yêu cầu Ban Quản lý các chợ đầu mối tăng cường cung cấp hàng để có nguồn hàng dự trữ.

Một số các nhà cung cấp lớn cũng đã cung cấp số liệu cho Vụ thị trường trong nước. Theo đó, những mặt hàng nhu yếu phẩm lương thực thực phẩm trong quý 1 và nguồn dự trữ đều tăng từ 30-50%.

Ví dụ như Vinmart có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung: gạo tăng 50%, thịt lợn tăng 30%, thịt gà 30%, các loại như thịt bò, hải sản, thực phẩm chế biến đều tăng khoảng 40%, rau củ quả, dầu ăn cũng như vậy.

- Thưa ông, đã có một số thông tin lo ngại về tình hình cung ứng các thực phẩm thiết yếu. Vậy dưới góc độ quản lý nhà nước ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Ông Trần Duy Đông: Tôi cho rằng trong giai đoạn hiện nay chúng ta có thể yên tâm về nguồn cung các mặt hàng nhu yếu phẩm, trong đó có thực phẩm, lương thực đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Trong bối cảnh dịch bệnh, phía Trung Quốc đã có chính sách đóng cửa những cặp chợ ở vùng biên đến ngày mùng 8/2, Bộ Công Thương cũng đang tìm những giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.

Theo tôi, nguồn cung cấp các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm về cơ bản đáp ứng đủ. Tuy vậy, trong một vài ngày vừa qua có hiện tượng cục bộ một vài điểm rất nhỏ lẻ mặt hàng rau củ quả tăng giá và có thiếu một chút, nguyên nhân là do hiện tượng mưa đá xảy ra trong dịp Tết đã ảnh hưởng một phần đến nguồn cung.

Trước thực tế này, Vụ Thị trường trong nước đã làm việc với các đơn vị sản xuất chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa nhằm điều tiết cung cầu, bù đắp cho một số địa điểm tại các tỉnh chịu thiệt hại của mưa đá...

- Lượng hàng hóa thiết yếu Hà Nội chuẩn bị trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý:

- Trước diễn biến của dịch bệnh, Bộ Công Thương có khuyến cáo  thế nào tới người dân cũng như những đề xuất của cơ quan quản lý nhà nước với Chính phủ và các bộ ngành để có thể quản lý tốt thị trường trong nước?

 Ông Trần Duy Đông: Về cơ bản, thị trường trong nước những ngày vừa qua chủ yếu liên quan đến mặt hàng khẩu trang, một số mặt hàng liên quan đến dịch bệnh có nhu cầu tăng đột biến như thuốc kháng khuẩn, thuốc sát trùng, găng tay y tế.

Về việc này, Vụ thị trường trong nước đã có phương án và trao đổi với Bộ Y tế để tăng nguồn cung. Còn liên quan tới các mặt hàng khác thì Bộ cũng đã có những giải pháp để tăng tiêu thụ đối với các mặt hàng nông sản tại trong nước cũng như đẩy mạnh tìm nguồn thay thế khi xuất khẩu sang Trung Quốc bị gián đoạn.

Tuy vậy, người dân cũng nên bình tĩnh đối với dịch bệnh này và với sự chuẩn bị như hiện nay về lương thực, thực phẩm trong nước hoàn toàn có đủ.

Hiện Bộ Y tế, Bộ Công Thương đang chuẩn bị kế hoạch đáp ứng đủ các mặt hàng như khẩu trang, thuốc diệt khuẩn, thuốc sát trùng hay những mặt hàng trang thiết bị y tế...

- Thưa ông, cùng với việc đảm bảo nguồn cung thì việc đảm bảo an toàn thực phẩm cũng được đặt lên hàng đầu, vậy công tác này được quan tâm như thế nào?

Ông Trần Duy Đông: Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm càng cần phải được tăng cường. Chính vì thế lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát lĩnh vực này.

Vụ Thị trường trong nước cũng đề nghị lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, lưu thông, buôn bán những mặt hàng động vật hoang dã hay những mặt hàng có nguy cơ truyền nhiễm bệnh cao, mặc dù nội dung này pháp luật đã cấm nhưng trong giai đoạn này thì càng phải tăng cường hơn nữa.

Vụ cũng đề nghị các nhà cung cấp hàng, các hệ thống phân phối tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nhập nguồn hàng từ các nguồn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc, tăng cường nhập hàng và cung cấp hàng đưa vào hệ thống phân phối.

Xay dung kich ban nguon cung hang hoa ung pho dich do virus corana hinh anh 3
Nhiều doanh nghiệp chuẩn bị nguồn hàng tăng từ 30% đến 50%. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

- Trước diễn biến của thị trường, cơ quan quản lý nhà nước nhận định như thế nào về xu hướng tiêu dùng của năm 2020? Vụ thị trường trong nước đặt ra những kế hoạch cụ thể như thế nào để có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường?

Ông Trần Duy Đông: Dịch bệnh như vừa qua sẽ tác động tới thị trường trong nước. Thứ nhất là tổng mức bán lẻ hàng hóa năm nay có thể giảm do hai ngành là ngành ăn uống dịch vụ và vui chơi giải trí chịu tác động trực tiếp.

Thứ hai là xu hướng và phương thức kinh doanh tại thị trường trong nước và bán lẻ có thể sẽ có vận động theo hướng người tiêu dùng, người dân sẽ chuyển từ chợ truyền thống sang các trung tâm thương mại, siêu thị để tìm kiếm kiếm các nguồn hàng đảm bảo an toàn thực phẩm hơn, chất lượng tốt hơn và đảm bảo truy xuất nguồn gốc cũng như tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Thứ ba là phương thức kinh doanh mua bán hàng của người dân cũng sẽ hướng tới giao dịch qua thương mại điện tử, mua bán online để tránh phải đi tới nơi trực tiếp. Theo đó, phương thức thanh toán cũng sẽ sử dụng không tiền mặt nhiều hơn.

Chính vì thế Vụ Thị trường Trong nước đã phối hợp với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số để làm việc với các trung tâm thương mại, các hệ thống phân phối để hỗ trợ doanh nghiệp về phương thức bán hàng cũng như phương thức thanh toán theo đúng xu thế dịch chuyển.

- Trân trọng cảm ơn ông.

Theo Đức Duy
vietnamplus.vn

 





VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Thành phố Đồng Hới mùa lễ hội



GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Họa mi trong mưa

Next
 
LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 11/06/2023

6h00 Giới thiệu chương trình
6h05 Quảng Bình ngày mới
6h25 Khám phá Quảng Bình: Khám phá Tú Làn - Phần 1
6h30 Quảng Bình - 75 năm sáng mãi ngọn lửa thi đua yêu nước
7h45 Phóng sự: Những người con tâm sáng lòng thành
8h00 Bạn của nhà nông
8h15 Phim tài liệu: Bí ẩn kinh thành Huế xưa
9h00 Dalat Best Dance Crew 2023 - Phần 3
10h10 Không gian văn hóa nghệ thuật
10h20 Những chuyến đi thú vị: Ẩm thực Food Cort
10h30 Kể chuyện thiếu nhi: Những giọt mồ hôi
10h45 Vương quốc hang động QB - những bí ẩn bất tận
11h00 Nhịp sống kinh tế
11h05 Ký sự: Rong câu nước lợ
11h30 Thời sự
11h45 Địa chỉ văn hóa: Ngày làng vào hội
12h00 Phim truyện: Món nợ miền Đông - Tập 11
12h50 Điểm hẹn OCOP
13h20 Không gian văn hóa nghệ thuật
13h30 Nhịp sống kinh tế
13h40 Dalat Best Dance Crew 2023 - Phần 3
14h45 Màu thời gian: Anh ở đầu sông em cuối sông
15h00 Quảng Bình - 75 năm sáng mãi ngọn lửa thi đua yêu nước
16h15 Phóng sự: Để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu QB
16h30 Kể chuyện thiếu nhi: Những giọt mồ hôi
16h45 Trang truyền hình địa phương: Phụ nữ Tuyên Hóa phát huy vai trò trong các phong trào thi đua
17h00 Thời sự
17h10 Địa chỉ văn hóa: Ngày làng vào hội
17h15 Khám phá Quảng Bình: Khám phá Tú Làn - Phần 1
17h30 Phim truyện: Món nợ miền Đông - Tập 11
18h15 Phóng sự: Nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
18h30 Trang truyền hình địa phương: Nông dân thành phố Đồng Hới góp sức xây dựng quê hương
18h40 Vì sức khỏe cộng đồng
19h00 Tiếp sóng Thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h10 Quảng Bình tuần qua
20h15 Vì một thành phố văn minh, xanh, sạch đẹp
20h20 Khám phá Quảng Bình: Bí ẩn Hung Thoòng - Tập 1
20h25 Phóng sự: Học tập và làm theo Bác
20h40 Phim truyện: Họa mi trong mưa - Tập 48
21h25 Nông nghiệp sạch cho cộng đồng
21h40 Ca nhạc: Ngành Nội chính Đảng với quê hương Quảng Bình
22h00 Trang truyền hình địa phương: Phụ nữ Tuyên Hóa phát huy vai trò trong các phong trào thi đua
22h10 Không gian văn hóa nghệ thuật


TRAILER

Previous
  • Trailer Điểm hẹn OCOP 10/6/2023

  • Trailer Điểm hẹn OCOP năm 2023

  • Khám phá Quảng Bình - Bí ẩn Hung Thòong

  • Trailer Giải Báo chí tuyên truyền về An toàn Giao thông tỉnh Quảng Bình năm 2023

Next
qc qc