Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Năm 02/05/2024

Chuyên đề - Chuyên mục >> Sức khỏe

Nếu vẫn duy trì tình trạng này thì hệ thống y tế không thể nào trụ được
Cập nhật lúc 08:50 23/02/2022

Nếu chúng ta cứ coi COVID-19 là đại dịch, thực hiện những quy định hiện hành thì không thể nào duy trì được lực lượng. Bằng mọi cách chúng ta phải có lộ trình rõ ràng để biến COVID-19 thành bệnh lý chuyên khoa, bệnh nhân vào viện khám, chữa bệnh và chi trả theo bảo hiểm y tế. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới trở lại bình thường như cũ được.

Nếu vẫn duy trì tình trạng này thì hệ thống y tế không thể nào trụ được - Ảnh 1.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Bằng mọi cách chúng ta phải có lộ trình rõ ràng để biến COVID-19 thành bệnh lý chuyên khoa, bệnh nhân vào viện khám, chữa bệnh và chi trả theo bảo hiểm y tế. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới trở lại bình thường như cũ được. Ảnh VGP/Quang Thương

Thiếu nhân lực

Chia sẻ về những khó khăn khi phải điều động nhân viên y tế tham gia chống dịch mà vẫn phải cân đối, duy trì các hoạt động bình thường khác của bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Trước khi có dịch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện khám chữa bệnh với quy mô cơ sở 1 ở Tôn Thất Tùng là 500 giường bệnh và có cơ sở 2 ở Trương Công Giai. Tổng số nhân viên y tế hơn 1.000 người.

Sau khi đại dịch xảy ra, ngoài việc chi viện các tỉnh, Bộ Y tế giao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội xây dựng bệnh viện điều trị COVID-19 ở Hoàng Mai, có nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch với quy mô 500 giường. Với 500 giường thì cần khoảng gần 1.000 cán bộ nhân viên nữa.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Nếu nhìn như vậy thì chúng ta sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ được. Mặc dù bệnh viện đã được xây dựng thần tốc trong vòng 1 tháng dưới sự hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Y tế và các nhà hảo tâm. Bệnh viện rất hiện đại, hiện đang điều trị cho các bệnh nhân rất nặng của Hà Nội.

Ông cho biết, sáng nay, vẫn còn 200 bệnh nhân. Số lượng không tăng lên mà vẫn duy trì. Đó là may mắn. Tuy nhiên, để điều hành 200 giường hồi sức, ECMO, thở máy… thì cần nhân lực rất lớn. Theo đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội "đành phải kêu gọi sự chia sẻ của cộng đồng. Chỗ chúng tôi hầu như bao giờ cũng có các tình nguyện viên tham gia. Các bác sĩ, điều dưỡng của chúng tôi luôn chuyển xuống cơ sở Hoàng Mai để điều trị".

Khó khăn nhất là nếu chúng ta vẫn duy trì tình trạng này thì chắc là không thể nào trụ được. Nếu chúng ta cứ coi COVID-19 là đại dịch, thực hiện những quy định hiện hành thì không thể nào duy trì được lực lượng.

Không còn đủ tiền để mua đồ bảo hộ

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết: Chúng tôi hiện nay triển khai quy trình xây dựng bệnh viện rất chặt chẽ về kiểm soát nhiễm khuẩn. Các bác sĩ đi làm hằng ngày như bình thường và chúng tôi không mặc đồ bảo hộ quá mức như trước đây nữa vì không còn đủ tiền để mà mua trang thiết bị. Một bộ bảo hộ lên đến 500.000-600.000 đồng.

Chúng tôi mặc đồ bảo hộ thông thường và cho anh em giữ, kiểm tra sức khỏe định kỳ để làm sao bảo đảm sự lây nhiễm chéo ít nhất. Đấy là những cách chúng tôi làm để dần dần biến COVID trở thành bệnh lý chuyên khoa.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của chúng tôi là duy trì hoạt động, kinh tế vật tư trang thiết bị. Hiện nay, hầu như tất cả các nguồn lực huy động được chúng tôi đã huy động rồi, không thể xin mãi được tiền tài trợ.

Rất cần chính sách để làm sao các bệnh viện có thể duy trì được lâu dài. Cần coi đại dịch nó sẽ dần dần hết đi, bệnh COVID-19 thành bệnh lý chuyên khoa.

Chúng tôi đang cố gắng hết sức để nhân viên y tế hiện nay có thu nhập bằng như trước khi đại dịch. Các bệnh viện khác tôi biết là hầu như bị cắt giảm hết tiền thu nhập tăng thêm, chỉ còn lương cơ bản thôi. Tiền chống dịch thì hiện nay cũng sắp thay đổi nên rất khó khăn.

Do đó chúng ta còn rất nhiều việc cần làm trong thời gian trước mắt để nâng cao được thu nhập, ổn định được đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên y tế.

Cần sớm có văn bản hướng dẫn dự toán, thanh quyết toán chi phí điều trị COVID-19

Với tư cách là một đại biểu Quốc hội và cũng là Giám đốc bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đề xuất 5 nội dung sau:

Thứ nhất, Nghị quyết 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã có hiệu lực. Đây là Nghị quyết có tính chất quyết định trong việc thay đổi hoạt động của hệ thống y tế trong phòng, chống dịch giai đoạn mới. Tuy nhiên, chúng ta chưa ban hành nghị định để hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này.

"Do đó, tôi rất mong muốn phải có nghị định của Chính phủ càng sớm càng tốt để Nghị quyết đi vào cuộc sống. Có như thế thì chúng tôi mới làm được việc. Nếu chỉ có Nghị quyết thì chúng tôi không thể hướng dẫn làm được.

Hiện nay chúng ta rất khó khăn trong việc dự toán, thanh quyết toán kinh phí điều trị COVID-19 và chi phí phòng, chống dịch do chưa có nghị định hướng dẫn", PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đề nghị.

Thứ hai là quy định cụ thể trong Nghị quyết có nhưng chưa có nghị định hướng dẫn. Nghị quyết có nội dung các bệnh viện phải có trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin phần thu, chi trong khám, chữa bệnh để tránh quá tải bệnh viện tuyến trên, đồng thời điều trị, hỗ trợ kịp thời các bệnh viện tuyến dưới.

Vừa qua, với hệ thống khám chữa bệnh từ xa, chúng ta đã phát huy rất nhiều. Từ nãy giờ tôi tham gia tọa đàm vẫn thăm, khám bệnh cho khoảng hơn chục bệnh nhân.  Hiện nay, chúng tôi đều khám bệnh một cách miễn phí, gần 10.000 ca đang theo dõi trên hệ thống cổng của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đường dây nóng hotline…

Hiện chưa có cách nào để chi trả, cũng chưa có hướng dẫn, trách nhiệm không rõ vì chưa có Nghị định.

Bác sĩ phải có thu nhập tăng thêm

Thứ ba là phải có chính sách chi trả cho con người, cho nhân viên y tế sau chi lương hợp đồng và phụ cấp để bảo đảm điều trị COVID-19 lâu dài. Bác sĩ phải có thu nhập tăng thêm phần đã được thanh toán.

Hiện nay, 1 điều dưỡng viên của chúng tôi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Hoàng Mai tổng thu nhập 1 tháng được 9 triệu. Chúng tôi đã vận dụng mọi cách, mọi nguồn nhưng chỉ chi được đến thế. Có thể phần thu nhập này duy trì được cuộc sống của bản thân bạn ấy nhưng còn gia đình, còn vợ con, còn những cống hiến tiếp theo nữa. Do đó chúng ta cần có chính sách rõ ràng.

Thứ tư là có cơ sở pháp lý để đơn vị tiếp nhận nguồn nhân lực điều trị bệnh nhân COVID-19 như: Tuyển dụng, huy động nguồn nhân lực cơ sở y tế công, y tế tư, tham gia thực hiện tiêm chủng, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Hiện nay chúng tôi không có biên chế mà nhận thêm gần 500 người vào viện chăm sóc bệnh nhân COVID-19 thì làm sao thanh toán, chi trả cho họ được. Phải có hướng dẫn cụ thể về vấn đề con người.

Phải có lộ trình rõ ràng để biến COVID-19 thành bệnh lý chuyên khoa

Một vấn đề nữa, Nhà nước cần có chính sách miễn thuế đối với những đơn vị huy động các nguồn lực tiền, tài sản… phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Trước đây, chúng tôi biết những nhà hảo tâm đã cho rất nhiều tiền để giúp chúng ta chống dịch, thậm chí đến hàng trăm tỷ nhưng cuối cùng lại không được miễn thuế, không được giảm trừ, nên nguồn lực bị hạn chế.

Rất mong Chính phủ có chính sách rõ ràng để giảm thuế cho những đơn vị có lòng hảo tâm, tham gia đóng góp chống dịch.

Cuối cùng, bằng mọi cách chúng ta phải có lộ trình rõ ràng để biến COVID-19 thành bệnh lý chuyên khoa, khám chữa bệnh thông thường, không còn dịch nữa thì bệnh này sẽ như viêm phổi, suy tim… vào viện khám, chữa bệnh và chi trả theo bảo hiểm y tế. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới trở lại bình thường như cũ được.

 

Theo chinhphu.vn

 

 



qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Hội Bài chòi - Sức sống văn hóa trong dòng chảy hiện đại

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 02/05/2024

6h05 Quảng Bình ngày mới
6h20 Khám phá Quảng Bình: Một ngày ở làng nghề chiếu cói An Xá
6h30 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
6h45 Cuộc sống quanh ta
7h00 Ca nhạc
7h45 Nhịp sống trẻ
8h00 Khoa giáo: Kỹ thuật trồng nấm linh chi trên gỗ khúc
8h15 Đại biểu của Nhân dân
8h30 Phim tài liệu: Nghị quyết 41 - NQ/TƯ - Động lực phát triển đội ngũ doanh nhân Quảng Bình trong thời kỳ mới
9h00 Người cao tuổi
9h15 Nông nghiệp sạch cho cộng đồng
9h40 Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ và quyết định sáng suốt
10h15 Sách hay thay đổi cuộc đời
10h25 Dọc miền đất nước: Khám phá Đắk Mil
10h40 Kids dance
10h55 Nét đẹp cuộc sống: Nét đẹp bình dị phố biển
11h00 Ký sự: Đôi mắt của rừng
11h15 Xây dựng nông thôn mới và Đô thị văn minh
11h30 Thời sự
12h00 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 41
12h40 Phim tài liệu: Nghị quyết 41 - NQ/TƯ - Động lực phát triển đội ngũ doanh nhân Quảng Bình trong thời kỳ mới
13h10 Nhịp sống trẻ
13h25 Văn hóa - Văn học - Nghệ thuật
13h35 Sách hay thay đổi cuộc đời
13h50 Kids Dance
14h05 Truyền thông chính sách
14h20 Âm vang miền cửa biển: Bé dắt mùa sang
14h35 Xây dựng nông thôn mới và Đô thị văn minh
14h45 Dọc miền đất nước: Khám phá Đắk Mil
15h00 Ca nhạc
15h40 Đại biểu của Nhân dân
16h00 Phim tài liệu: Chiến thắng Điện Biên Phủ và quyết định sáng suốt
16h25 Đời sống ngư dân
16h40 Người cao tuổi
17h00 Thời sự
17h10 Khám phá Quảng Bình: Một ngày ở làng nghề chiếu cói An Xá
17h20 Xây dựng nông thôn mới và Đô thị văn minh
17h30 Phim truyện: Truy hồi công lý - Tập 41
18h15 Phim tài liệu: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động - Nỗ lực vì quyền lợi người lao động
18h35 Văn hóa - Văn học - Nghệ thuật
18h50 Bản tin Kinh tế - Tài chính
19h00 Tiếp thời sự VTV
19h45 Thời sự
20h15 Phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca tự do
21h00 Phim truyện: Càn Long truyền kỳ - Tập 14
21h45 Khám phá Quảng Bình: Một ngày ở làng nghề chiếu cói An Xá
21h50 Bản tin Kinh tế - Tài chính
21h55 Đời sống ngư dân
22h05 Âm vang miền cửa biển: Bé dắt mùa sang

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Lễ hội đường phố Đồng Hới năm 2024

  • Trailer Truyền hình trực tiếp các trận chung kết cự ly 200m và bế mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024

  • Trailer Lễ khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024 và các trận chung kết cự ly 500m

  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 5/2/2024 7:24:11 PM
MuaCKBán
AUD 16,148.18 16,311.2916,834.62
CAD 18,018.42 18,200.4218,784.35
CHF 26,976.49 27,248.9828,123.22
CNY 3,430.65 3,465.303,577.02
DKK - 3,577.513,714.51
EUR 26,482.03 26,749.5227,934.14
GBP 30,979.30 31,292.2332,296.19
HKD 3,161.16 3,193.093,295.54
INR - 303.13315.25
JPY 157.89 159.49167.11
KRW 15.95 17.7219.32
KWD - 82,135.1885,419.03
MYR - 5,264.195,379.01
NOK - 2,254.802,350.53
RUB - 258.71286.40
SAR - 6,743.137,012.72
SEK - 2,277.972,374.70
SGD 18,186.80 18,370.5118,959.90
THB 606.79 674.21700.03
USD 25,114.00 25,144.0025,454.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 04:32:17 PM 02/05/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 82.900 85.100
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.250 74.950
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 73.250 75.050
Vàng nữ trang 99,99% 73.150 74.150
Vàng nữ trang 99% 71.416 73.416
Vàng nữ trang 75% 53.268 55.768
Vàng nữ trang 58,3% 40.884 43.384
Vàng nữ trang 41,7% 28.574 31.074
qc qc