Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình
Thứ Ba 07/05/2024

Chuyên đề - Chuyên mục >> Sức khỏe

Nhiều trẻ hoảng loạn tinh thần phải nhập viện vì nghiện game, internet
Cập nhật lúc 08:46 26/07/2023

Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo.

Nhieu tre hoang loan tinh than phai nhap vien vi nghien game, internet hinh anh 1
Bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai). (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nghiện game online khiến thanh thiếu niên không kiểm soát được hành vi chơi game của mình, luôn bị thôi thúc bởi ham muốn được chơi khi tham gia hoạt động khác.

Thống kê tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy có sự gia tăng thanh thiếu niên đến khám, điều trị nghiện game, internet và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Lứa tuổi nghiện game chủ yếu là từ 10-24 tuổi. Đa số các em nhập viện trong tình trạng nặng, chơi game lâu năm, có các rối loạn cảm xúc, hành vi kèm theo…

Mất kiểm soát hành vi vì game online

Thạc sỹ Nguyễn Thành Long - Phòng Sử dụng chất và Y học hành vi (Viện Sức khỏe tâm thần) chia sẻ về trường hợp một nam bệnh nhân tên P.M.Q. 21 tuổi, ở Hà Nội, được gia đình đưa vào Viện Sức khỏe tâm thần điều trị vì dễ cáu gắt, chơi game online nhiều. Trước đó, bệnh nhân là sinh viên khoa công nghệ sinh học tại một trường đại học của Hà Nội tuy nhiên, hiện đã phải dừng học.

Bác sỹ Nguyễn Thành Long cho biết đây là lần thứ 2 bệnh nhân nhập viện vì nghiện game đến mức mất kiểm soát hành vi, bỏ bê mọi việc, chỉ sống trong thế giới game.

Người nhà bệnh nhân kể lại từ khi bệnh nhân sinh ra các mốc phát triển tâm thần vận động bình thường, không có tiền sử viêm não, không mắc các bệnh lý nội ngoại khoa mãn tính, không lạm dụng các chất kích thích gây nghiện. Bệnh nhân được mẹ rất chiều chuộng, là người vui vẻ, hòa đồng.

Trước kia, bệnh nhân đã có những sang chấn tâm lý thời ấu thơ bởi bố mẹ ly hôn khi học lớp 7, từ đó cậu sống với mẹ còn anh trai ở với bố.

Q. bắt đầu chơi game online nhiều từ năm lớp 7, ban đầu chỉ là được bạn bè rủ chơi cùng vì tò mò nên chơi với các bạn, sau đó thấy rất thích thú vì giúp giải tỏa căng thẳng học tập và có quen nhiều bạn bè hơn. Dần dần Q. chơi cả ngày lẫn đêm, chỉ cần được nghỉ học là bệnh nhân sẽ dùng máy tính để chơi game. Đáng lưu ý, bệnh nhân dành 10-12 tiếng/ ngày để chơi game, thậm chí nếu được nghỉ học Q. còn chơi nhiều hơn, có khi bỏ bữa hoặc chỉ ăn uống qua loa như mỳ tôm hay nước tăng lực.

Khi được mẹ khuyên bảo, tắt máy tính thì bệnh nhân cáu gắt, cãi lại mẹ, thậm chí có lúc đánh lại mẹ. Bệnh nhân không còn thích thú với những sở thích cũ như đá bóng, trò chuyện với bạn bè. Kết quả học tập của nam sinh dần sa sút, từ học lực khá giỏi xuống học lực trung bình.

Khoảng 2 tuần trước khi vào viện, mẹ bệnh nhân đã thu máy tính không cho chơi game, bệnh nhân trở nên cáu gắt, chửi bới mẹ. Nam sinh tìm mọi cách để có máy chơi game. Hai ngày trước khi vào viện, bệnh nhân có biểu hiện bồn chồn, cáu gắt nhiều, đêm ngủ kém, khoảng 2-3 tiếng/đêm, ăn uống kém.

Sau đó, gia đình đã đưa cậu đến điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần. Bệnh nhân đã điều trị rối loạn tâm thần 2 đợt (tháng 3/2-23 và tháng 6/2023) nhưng bệnh thuyên giảm ít.

Giám sát thời gian dùng máy tính, điện thoại của trẻ

Bác sỹ Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc - Phó phòng Sử dụng chất và Y học hành vi, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Hiện mỗi tháng tại Viện có nhiều thanh thiếu niên đến khám vì nghiện game, trong đó có 3-4 trẻ phải nhập viện điều trị, lứa tuổi nghiện game chủ yếu là từ 10-24 tuổi. Đa số các em nhập viện trong tình trạng nặng, chơi game lâu năm, có các rối loạn cảm xúc, hành vi kèm theo.

Nhieu tre hoang loan tinh than phai nhap vien vi nghien game, internet hinh anh 2
Bác sỹ Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai).
(Ảnh: T.G/Vietnam+)

Thông tin của các chuyên gia Viện Sức khỏe tâm thần cho thấy, tỷ lệ mắc nghiện game toàn cầu ở mức 8,5% đối với nam và 3,5% đối với nữ. Trong tất cả các khu vực toàn cầu, châu Á cho thấy tỷ lệ lưu hành cao nhất (6,3%), Bắc Mỹ (3,6%), châu Đại Dương (3,0%) và châu Âu (2,7%). Trẻ em và nhóm tuổi vị thành niên có tỷ lệ lưu hành cao nhất (6,6%).

Theo bác sỹ Bảo Ngọc, bản chất việc lạm dụng internet/game cũng tác động đến tâm thần giống như sử dụng chất. Nghiện game là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất. Việc nghiện game, internet có thể gây rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu và căng thẳng. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm khả năng giao tiếp và xã hội, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến thành tích học tập và công việc.

Nghiện game là khi "người chơi" chơi game một cách cưỡng bức, bỏ qua các sở thích khác; hoạt động trực tuyến liên tục và lặp đi lặp lại dẫn đến tình trạng suy yếu hoặc đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng. Người nghiện game dành phần lớn thời gian cho game dẫn đến suy giảm về kết qủa học tập và giảm hiệu suất công việc. Họ trải qua các triệu chứng cai khi không chơi game như bồn chồn, bứt dứt, cáu gắt…

“Ngoài ra, sử dụng internet khiến cho hệ thống tưởng thưởng của não bộ tiết ra các chất như dopamine, gây ra cảm giác hưng phấn và thỏa mãn. Điều này dẫn đến việc người dùng muốn trải nghiệm cảm giác này nhiều lần hơn và dễ dàng dẫn đến nghiện," bác sỹ Ngọc phân tích.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân người trẻ nghiện game là do sự phát triển tâm sinh lý muốn trở thành người lớn, muốn được tôn trọng hoặc do sang chấn tâm lý thời thơ ấu. Khi nghiện người bệnh chơi game như một cách thể hiện bản thân và cảm xúc. Nhiều trường hợp cảm thấy sự yếu kém của bản thân do thất bại trong cuộc sống thực tại, tự ti về bản thân, không được tôn trọng. Các bạn trẻ sẽ khẳng định bản thân ở thế giới ảo.

Bác sỹ Ngọc cảnh báo, các bậc phụ huynh cần nghĩ đến khả năng trẻ nghiện internet, nghiện game khi trẻ sử dụng internet không với mục đích học tập, làm việc từ 1 đến 2 tiếng hoặc trên 4 tiếng một ngày, kèm theo các biểu hiện như tăng thời gian sử dụng, giảm hứng thú với các hoạt động khác, phản ứng mạnh mẽ khi bị hạn chế thời gian sử dụng…

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện nghiện game, internet cha mẹ cần giám sát thời gian sử dụng của trẻ. Cụ thể, thời gian sử dụng máy tính, điện thoại để chơi game không quá 1 tiếng với ngày bình thường và không quá 2 tiếng với ngày nghỉ. Cha mẹ cần cân bằng các hoạt động khác cho trẻ, cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, các môn thể thao phát triển thể chất, vui chơi lành mạnh. Khi thấy trẻ không cải thiện tình trạng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để được điều trị phù hợp./.

 

Theo Thùy Giang
vietnamplus.vn


qc


VIDEO NỔI BẬT

Xem thêm

Đam San - Nguồn năng lượng từ tình yêu quê hương

GIỚI THIỆU PHIM

Previous
  • Giới thiệu phim

  • Truy hồi công lý

Next

LỊCH TRUYỀN HÌNH  

Chương trình truyền hình 07/05/2024

Lịch đang được cập nhật

VIDEO CLIP

Previous
  • Trailer Lễ hội đường phố Đồng Hới năm 2024

  • Trailer Truyền hình trực tiếp các trận chung kết cự ly 200m và bế mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024

  • Trailer Lễ khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia năm 2024 và các trận chung kết cự ly 500m

  • Trailer Chương trình nghệ thuật "Về miền sơn cước"

  • Trailer Cuộc thi Tiếng hát Quảng Bình lần thứ nhất năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 9

  • Trailer Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 8

  • Trailer Lấy ý kiến bình chọn biểu trưng (logo) tỉnh Quảng Bình - đợt 2

  • Trailer giới thiệu các sự kiện kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Trailer: Hào khí Quảng Bình 420 năm (1604 - 2024)

  • Nhộn nhịp nghề làm hương những ngày cận Tết

  • QUẢNG BÌNH - ẤN TƯỢNG NĂM 2023

  • Trailer Đại nhạc hội âm nhạc EDM và chương trình Countdown

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 5

  • Trailer Sức khỏe là vàng - số 4

  • Đặc sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình

  • Bình chọn biểu trưng tỉnh Quảng Bình

  • Trailer Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam"

  • Đại Giang mạn ký

  • Trailer Giờ Trái đất năm 2024

  • Trailer Chương trình Qua miền Di sản năm 2024

  • Trailer Sức khỏe là vàng: Chẩn đoán hình ảnh - Hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý

  • Trailer Chương trình Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên

Next


Ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ ngày : 5/7/2024 6:07:31 AM
MuaCKBán
AUD 16,367.15 16,532.4717,062.88
CAD 18,078.25 18,260.8518,846.71
CHF 27,318.10 27,594.0428,479.34
CNY 3,445.08 3,479.883,592.07
DKK - 3,595.353,733.04
EUR 26,616.08 26,884.9328,075.52
GBP 31,023.67 31,337.0432,342.42
HKD 3,163.66 3,195.623,298.14
INR - 303.30315.43
JPY 160.12 161.74169.47
KRW 16.18 17.9719.60
KWD - 82,354.8285,647.40
MYR - 5,296.275,411.79
NOK - 2,290.422,387.67
RUB - 265.66294.09
SAR - 6,745.617,015.30
SEK - 2,299.432,397.06
SGD 18,301.71 18,486.5819,079.68
THB 611.17 679.08705.08
USD 25,127.00 25,157.0025,457.00
Giá vàng
Tỷ giá Vàng SJC: 03:50:18 PM 06/05/2024
LoạiMuaBán
Vàng SJC 1L - 10L - 1KG 84.300 86.500
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73.350 75.050
Vàng nhẫn SJC 99,99 0,5 chỉ 73.350 75.150
Vàng nữ trang 99,99% 73.250 74.250
Vàng nữ trang 99% 71.515 73.515
Vàng nữ trang 75% 53.343 55.843
Vàng nữ trang 58,3% 40.942 43.442
Vàng nữ trang 41,7% 28.615 31.115
qc qc